Mục tiêu: Dùng dexamethasone để điều trị hổ trợ cho bệnh nhân viêm phổi ở cộng đồng (CAP) có thể làm giảm thời gian nằm viện. Liệu rằng có những tiểu nhóm bệnh nhân mà có thể hưởng lợi đặc biệt nhờ dùng thêm corticosteroid thì vẫn chưa được biết. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt giữa viêm toàn thân và nồng độ cortisol có thể xác định một tiểu nhóm thiếu đáp ứng cortisol một cách đầy đủ trong viêm phổi cộng đồng, và do đó đặc biệt có thể có lợi từ điều trị hổ trợ bằng corticosteroids.
Phương pháp: Một phân tích thứ cấp được thực hiện trên dữ liệu từ các bệnh nhân nhập viện do viêm phổi cộng đồng, được tiếp nhận ngẫu nhiên dexamethasone một thời gian điều trị 4 ngày (5 mg/ngày) hoặc placebo. Phân chia các tiểu nhóm đã được dựa trên nồng độ cytokine trong huyết tương, IL-6, IL-8, MCP-1 (monocyte chemotacticprotein-1) và lượng cortisol huyết tương vào lúc bệnh nhân vào viện. Nhập viện ở đơn vị điều trị tăng cường (ICU) và tử vong đã được đánh giá.
Kết quả: 275 bệnh nhân (131 dexamethasone, 144 dùng placebo) đã được phân tích.Trong tiểu nhóm bệnh nhân (n = 23) với một đáp ứng cytokine cao (IL-6 ≥ 92,5 pg/ml,IL-8 ≥ 14,8 pg/mL và MCP-1 ≥ 1154,5 pg/mL) và một nồng độ cortisol thấp khác nhau(thấp nhất 50%), điều trị với dexamethasone có liên quan với sự giảm đáng kể trên một điểm cuối được kết hợp với tỷ lệ tử vong/nhập viện đơn vị điều trị tăng cường, khi sovới placebo (0%, so với 43%, p < 0,01). Trong tiểu nhóm bệnh nhân với một đáp ứngcytokine cao và nồng độ cortisol cao (n = 23), không thấy có hậu quả thuận lợi này củadexamethasone (30%, so với 39%, p =0,67).
Kết luận: Trong viêm phổi cộng đồng bệnh nhân có một đáp ứng cytokine viêm caonhưng nồng độ cortisol huyết tương thấp khác nhau, thì việc điều trị hổ trợ bằng dexamethasone có liên quan với việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong vào lúc nhập viện đơn vị điều trị tăng cường.
Tài liệu tham khảo
, , , , , , , , , . (2012). Biomarkers define the clinical response to dexamethasone in community-acquired pneumonia. Journal of Infection, Published online 14 March 2012. PII: S0163-4453(12)00069-2. doi:10.1016/j.jinf.2012.03.008