Mục tiêu: Bệnh nặng làm thay đổi kết quả về vi sinh học của đường tiêu hóa, dẫn đến một sự mất mát các vi khuẩn chí cộng sinh (commensal flora) và một sự tăng trưởng quá mức của các vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh. Sử dụng một số dòng của các vi khuẩn sống có lợi (live bacteria: probiotics) cho các bệnh nhân mắc bệnh nặng có thể bả tồn sự cân bằng đối với các vi khuẩn có lợi (the microbiota) và đạt được các tác dụng tích cực lên chức năng miễn dịch và cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa. Mục tiêu của bài điểm báo hệ thống này là nhằm đánh giá hiệu lực của probiotics lên các kết quả lâm sàng của các bệnh nhân nặng.
Thiết kế: Điểm báo có tính hệ thống
Can thiệp: Không.
Các số đo và các kết quả chính: Các tác giả đã tìm kiếm các cơ sở dữ liệu đã được lưu trử trên máy tính, các danh mục tham khảo của các bài báo thích hợp, và các tài liệu cá thể từ năm 1980 đến năm 2011. Các tác giả đã đưa vào các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên gồm các bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng, mà đã đánh giá probiotics được so sánh với một placebo và đã báo cáo các kết quả lâm sàng quan trọng (bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong, và số ngày nằm viện). Toàn bộ có 23 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng phù hợp với các tiêu chuẩn đầu vào nghiên cứu. Probiotics đã kết hợp được với việc giảm đi các biến chứng nhiễm trùng như được ghi nhận trong tài liệu ở 11 thử nghiệm (tỷ số nguy cơ 0,82; 95% CI 0,69 – 0,99; p = 0,03; test về sự khác biệt p = 0,05; I 44%). Khi dữ liệu từ 7 thử nghiệm báo cáo về viêm phổi kết hợp với máy thở đã được tập trung, tỷ lệ viêm phổi liên quan đến máy thở cũng đã giảm một cách có ý nghĩa khi dùng probiotics (tỷ số nguy cơ 0,75; 95% CI 0,59 – 0,97; p = 0,03; test về sự khác biệt p = 0,16; I 35%). Probiotics đã được kết hợp với một khuynh hướng hướng tới giảm tỷ lệ tử vong ở đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường (tỷ số nguy cơ 0,80; 95% CI 0,59 – 1,09; p = 0,16; test về sự khác biệt p = 0,89; I 0%) nhưng đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong ở bệnh viện. Probiotics đã không tác dụng lên việc nằm tại đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường hoặc số ngày nằm viện. Được so sánh với các thử nghiệm với chất lượng phương pháp cao hơn, các hiệu lực điều trị lớn hơn đã được quan sát trong các thử nghiệm của một chất lượng phương pháp thấp hơn.
Kết luận: Hình như probiotics làm giảm các biến chứng nhiễm trùng gồm viêm phổi liên quan đến thử máy và có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong ở đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường. Tuy nhiên, sự không đồng nhất về mặt lâm sàng và thống kê và các ước lượng không chính xác cản trở (preclude) các khuyến cáo mạnh mẽ về mặt lâm sàng. Việc nghiên cứu thêm nữa về probiotics ở các bệnh nhân nặng cần được tiến hành thêm.
Tài liệu tham khảo
Petrof EO, Dhaliwal R, Manzanares W, Johnstone J, Cook D, Heyland DK.(2012). Probiotics in the critically ill: A systematic review of the randomized trial evidence. Critical Care Medicine (Sep 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam