Bản tóm tắt nghiên cứu của các tác giả thuộc Đại Học Y, Bệnh viện Đại học Aga Khan, PO Box # 3500, Stadium Road, Karachi, 74800, Pakistan.
Vấn đề nghiên cứu: Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (CAP) là một bênh được gặp phổ biến, 1/3 trường hợp là viêm phổi cộng đồng nặng (SCAP) mà có thể có tiềm năng tử vong. Có nghèo nàn về căn nguyên và kết của của các bệnh nhân mắc viêm phổi cộng đồng nặng ở quần thể dân cư Nam Á.
Phương pháp: Một nghiên cứu hồi cứu cắt ngang đã được tiến hành từ tháng 3/2002 cho đến tháng 12/2008 trên các bệnh nhân từ ≥16 tuổiđã được nhập viện với chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng phù hợp với tiêu chuẩn các Hướng dẫn của Hội Lồng Ngực Hoa kỳ (2001). Bệnh nhân đã trải qua các đánh giá lâm sàng và chẩn đoán để phát hiện độ nặng của bệnh cũng như nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng lên kết cục cuối cùng của viêm phổi cộng đồng nặng.
Kết quả: Tổng số 189 bệnh nhân đã được bao hàm trong nghiên cứu này. Tuổi trung bình là 60 ± 18,0 tuổi và 110 (58%) bệnh nhân là nam giới. Tác phân phân lập được phổ biến nhất là tụ cầu vàng (15 bệnh nhân), phế cầu (14 bệnh nhân) và Pseudomonas aeruginosa (9 bệnh nhân). Tỷ lệ tử vong cao nhất đã được gặp ở bệnh nhân mắc Pseudomonas aeruginosa (89%) và tụ cầu vàng (53%). Tỷ lệ tử vong toàn bộ là 51%. Trên phân tích đpưn biến, sốc nhiễm khuẩn (p < 0,001), dùng kháng sinh trước lúc nhập viện (p = 0,04), uree máu > 30 mg/dL (p = 0,03), hematocrit < 30% (p = 0,03) và điểm số APACHE II > 20 (p < 0,001) là khác biệt có ý nghĩa giữa bệnh nhân đã sống sót so với những bệnh nhân không sống sót. Trên phân tích đa biến, sốc nhiễm khuẩn (p < 0,001, OR: 4,70; 95% CI= 2,49 – 8,87) đã được tìm thấy đã được kết hợp một cách độc lập với tỷ lệ tử vong.
Kết luận: Vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng nặng trong nghiên cứu của chúng tôi lại khác nhau với phổ thông thường. Tụ cầu vàng và Pseudomonas aeruginosa là những tác nhân gây bệnh phổ biến kết hợp với tử vong cao. Điều quan trọng là thiết lập được các hướng dẫn lâm sàng đối với việc quản lý – điều trị viêm phổi cộng đồng nặng phù hợp với tác nhân gây bệnh căn nguyên đối trong bối cảnh của chúng tôi.
Tài liệu tham khảo
, , , .(2013). Etiology and outcome of severe community acquired pneumonia in immunocompetent adults. 2013 Feb 20;13:94. doi: 10.1186/1471-2334-13-94.
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam