Đây là bản tóm tắt công trình của các tác giả từ Khoa Nội, Bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam, Gwangju, Hàn Quốc
Vấn đề nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị giữa bệnh nhân lao tuổi lớn và tuổi trẻ ở Hàn Quốc.
Phương pháp: Các tác giả đã phân tích hồi cứu các hồ sơ y lý của 271 bệnh nhân trẻ hơn (20 – 64 tuổi và lúc chẩn đoán mắc bệnh lao) và 199 bệnh nhân lớn tuổi hơn (≥ 65 tuổi) mắc lao đã được chẩn đoán và mới điều trị tại bệnh viện Đại học Quốc gia Chonnam từ tháng 5/2008 đến tháng 8/2010.
Kết quả: Khó thở và các bệnh kèm theo thường gặp hơn và cấy vi khuẩn lao (+) có tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân lao có nhóm tuổi già hơn. Chụp X quang cắt lớp lồng ngực ở bệnh nhân lao phổi, những bệnh nhân già hơn ít phù hợp có các hạt nốt nhỏ (micronodules) (đường kính < 7 mm), nốt (đường kính < 30 mm), hạt lớn hình khối (masses) (đường kính > 30 mm), và các hang lao được so với các bệnh nhân ở tuổi trẻ hơn, nhưng lại phù hợp hơn với các tổn thương đặc phổi (consolidations). Tỷ lệ mới mắc các phản ứng ngoại ý của thuốc đã không khác biệt giữa hai nhóm, trừ các rối loạn nặng đường tiêu hóa. Không có sự khác biệt ý nghĩa về các kết cục điều trị có thể thích hợp giữa hai nhóm bệnh nhân mắc tuổi trẻ hơn và tuổi già hơn (tương ứng 97% so với 94%; p = 0,251).
Kết luận: Bệnh nhân lao có tuổi cao hơn thường có khó thở hơn và ít có các dấu hiệu lao hoạt động trên phim chụp cắt lớp lồng ngực. Kết quả điều trị và phản ứng ngoại ý của thuốc kháng lao thì tương tự về tỷ lệ giữa nhóm bệnh nhân lao người cao tuổi hơn và nhóm người trẻ tuổi hơn.
Tài liệu tham khảo
Yong Soo Kwon*, Su Young Chi, In Jae Oh, Kyu Sik Kim, Yu Il Kim, Sung Chul Lim and Young Chul Kim. (2013). Clinical characteristics and treatment outcomes of tuberculosis in the elderly: a case control study. BMC Infectious Diseases 2013, 13:121 doi:10.1186/1471-2334-13-121
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam