Theo tờ Khoa Học Nhật Báo (ScienceDaily) (12/2/2009) — Những bệnh nhân đái tháo đường ít thích hợp để mắc suy hô hấp cấp suốt quá trình nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe sepsis). Các nhà nghiên cứu viết trong Tạp chí Chăm sóc Tăng cường tiếp cận mở của Trung tâm Y Sinh (BioMed Central's open access journal Critical Care) đã nghiên cứu 930 triệu lượt nằm viện trên một thời kỳ 25 năm nhằm điều tra tác dụng bảo vệ, bổ sung vào sự hiểu biến của chúng ta về cả bệnh đái tháo đường lẫn nhiễm khuẩn toàn thân.
Các bác sĩ Annette Esper và Greg Martin thuộc Đại Học Emory ở bang Atlanta, Georgia đã làm việc với một nhóm các nhà nghiên cứu nhằm điều tra những mối quan hệ được nghi ngờ giữa bệnh đái tháo đường và khả năng của những loại kinh nghiệm khác nhau về rối loạn chức năng cơ quan trong quá trình nhiễm khuẩn toàn thân. Ông nói, "Chúng tôi đã từng tìm thấy rằng người mắc đái tháo đường và nhiễm khuẩn toàn thân thích hợp để phát triển suy thận cấp hơn là những người không mắc bệnh đái tháo đường, trong khi đó thì họ ít thích hợp để phát triển suy hô hấp cấp. Các dữ liệu thích hợp này là quan trọng, vì sự nhận diện chuẩn xác về các quần thể nguy cơ đối với các rối loạn chức năng cơ quan cấp tính khác là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển các cách điều trị mới đối với các bệnh nhân này."
Theo Chiến dịch Sống sót sau Nhiễm khuẩn toàn thân, người ta ước lượng rằng 1.400 người chết mỗi ngày do nhiễm khuẩn toàn thân. Đái tháo đường là một bệnh đang tăng lên phổ biến, mà người ta tin rằng bệnh này đã gây đau khổ cho chừng 7% dân số Hoa Kỳ. Các tác giả đã tìm thấy rằng trong số bệnh nhân với một nguồn gốc hô hấp của nhiễm khuẩn toàn thân, 16% của số này với bệnh nhân đái tháo đường đã phát triển suy hô hấp được so với 23% ở bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Trong số bệnh nhân với nguồn gốc nhiễm khuẩn toàn thân không xuất phát từ hô hấp, thì những bệnh nhân mắc đái tháo đường vẫn ít thích hợp phát triển suy hô hấp cấp khi được so sánh với những người không mắc bệnh đái tháo đường (tương ứng 6% so với 10%).
Tư biện về những khả năng có thể đối với sự khác biệt này, Martin đã nói, "Các cơ chế có thể của sự bảo vệ này ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể là bị bất thường về chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính hoặc những sự tương tác của bạch cầu đa nhân trung tính với lớp tế bào nội mạc bị thay đổi. Nói khác đi, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường được nhập viện sớm hơn trong quá trình bệnh của họ hơn là những bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường bởi vì họ biết lưu tâm đến các dấu hiệu cụ thể của bệnh nhiễm khuẩn. Cuối cùng, các hình thái về dược lý học của việc chăm sóc bệnh đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển rối loạn chức năng cơ quan, bởi vì nhiều thuốc được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, gồm cả insulin và thiazolidinediones, mà người ta được biết chúng có các tác dụng kháng viêm bên cạnh tác dụng làm hạ đường máu của thuốc."
Tài liệu tham khảo
(BioMed Central/Critical Care (2009, February 12). Surprising Interactions Of Diabetes Mellitus And Sepsis. ScienceDaily. Retrieved February 2, 2012, from //www.sciencedaily.com /releases/2009/02/090212210710.htm)