Mặc dù bệnh gan thường có tỷ lệ mắc và tử vong hay gặp ở những người suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, dữ liệu được giới hạn về tỷ lệ hiện mắc HIV đơn nhiễm.
Các tác giả đã sử dụng chỉ số của tỷ số aspartate aminotransferase với tiểu cầu (aspartate aminotransferase-to-platelet ratio index: APRI) như là một dấu ấn thay thế chỉ điểm của xơ hóa gan để mô tả đặc điểm bệnh gan trong một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm về AIDS. Các tác giả đã phân loại bệnh nhân nam dựa lên tình trạng HIV và viêm gan siêu vi của họ: không bị nhiễm bệnh (n = 51.170), bị nhiễm HIV đơn thuần (n = 5.509), đơn nhiễm viêm gan virus (n = 574), và đồng nhiễm HIV - viêm gan virus (n = 566). Qua nghiên cứu các tác giả thu được kết quả sau: Trung vị APRI ở nhóm đơn HIV tương tự như trung vị APRI ở nhóm đơn nhiễm viêm gan virus (0,42 so với 0,43; P = 0,05), cao hơn so với nhóm không bị nhiễm bệnh (0,42 so với 0,27; P = 0,001), nhưng lại thấp hơn so với nhóm đồng nhiễm (0,42 so với 1,0; P = 0,001). Trên phân tích đa biến, nhiễm HIV (tăng 1,39 lần [FI]; P = 0,001), nhiễm virus viêm gan (1,52-FI; P = 0,001), và sự tương tác giữa HIV và các bệnh viêm gan virus được kết hợp một cách độc lập với một APRI cao hơn (1,57-FI; P = 0,001). Trong số những đàn ông nhiễm HIV, đồng nhiễm viêm gan virus (2,34-FI, P = 0,001), HIV RNA ≥ 100.000 copies/mL (1,26-FI; P = 0,007), và lượng tế bào CD4 ≤ 200 tế bào/mL (1,23-FI, P = 0,022) đã được kết hợp một cách độc lập với một APRI cao hơn. Từ đó các tác giả kết luận rằng HIV và viêm gan siêu vi được kết hợp một cách độc lập với một APRI tăng. Nghiên cứu sâu hơn nữa là vấn đề cần thiết để hiểu cơ sở sinh học đối với sự kết hợp giữa HIV và bệnh gan.
Tài liệu tham khảo
(Jennifer C. Price, Eric C. Seaberg, Sheila Badri, Mallory D. Witt, Kristin D'Acunto, and Chloe L. Thio. (2012). HIV monoinfection is associated with increased aspartate aminotransferase-to-platelet ratio index, a surrogate marker for hepatic fibrosis. The Journal of Infectious Diseases The Author 2012. Published by Oxford University Press on behalf of the Infectious Diseases Society of America. All rights reserved. For Permissions, please e-mail: [email protected]. DOI: 10.1093/infdis/jir885)