Dựa lên nền tảng Burkholderia pseudomallei một tác nhân được xếp loại B và là nguyên nhân gây bệnh melioidosis. Kinh phí nghiên cứu để phát triển vắc xin chủ yếu đã xem xét về sự bảo vệ trong bối cảnh đe dọa khủng bố sinh học, nhưng kết quả tạo vắc-xin có thể được áp dụng cho các quần thể có nguy cơ mắc phải melioidosis trong tự nhiên.
Ở đây, chúng tôi thảo luận việc chủng ngừa cho các quần thể đích, cân nhắc về chi phí-lợi ích của các chiến lược chủng ngừa khác nhau và xem lại các vắc-xin dự tuyển tiềm năng. Từ đó các tác giả nghiên cứu đã nêu các phương pháp và các dữ liệu như sau, melioidosis là bệnh lưu hành cao ở Thái Lan và miền bắc Australia, nơi mà một vắc-xin phòng ngừa khủng bố sinh học có thể được áp dụng cho các mục đích y tế công cộng. Một mô hình phân tích về chi phí - hiệu quả đã được phát triển, cho thấy rằng một loại vắc xin có thể là một sự can thiệp đạt được chi phí - hiệu quả ở Thái Lan, đặc biệt nếu được dùng trong các quần thể nguy cơ cao như các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Chi phí - hiệu quả đã được quan sát trong một mô hình mà trong đó người ta đã giả định chỉ có khả năng miễn dịch một phần. Việc xem lại tài liệu được tóm tắt một cách có hệ thống tất cả các vắc xin dự tuyển để phòng melioidosis và các nghiên cứu trên các mô hình động vật đã đánh giá tính chất bảo vệ của các vắc xin đó. Các vắc xin dự tuyển có thể dùng được gồm vắc xin sống giảm độc lực, vắc xin tế bào chết toàn bộ, vắc xin tiểu đơn vị, vắc xin DNA của plasmid và vắc-xin tế bào đuôi gai. Vắc-xin sống giảm độc lực không được xem là thuận lợi vì sự nghịch đảo có thể thành ra gây độc lực và về mặt giả thuyết có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn tiềm tàng, trong khi các vắc xin dự tuyển khác cần phát triển và đánh giá thêm nữa. Melioidosis là bệnh mắc phải do vi khuẩn xâm nhập qua các vết da tổn thương, hít phải qua đường hô hấp và và xâm nhập qua tiêu hóa do ăn uống, nhưng cho đến nay, các đường xâm nhiễm vào động vật của vi khuẩn này trong hầu hết các nghiên cứu đã được công bố không phản ánh được tất cả những điều này. Chúng tôi tìm thấy một sự thiếu sót của các nghiên cứu sử dụng các mô hình bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, mà sẽ là trung tâm cho bất kỳ đánh giá nào của một loại vắc-xin melioidosis cho trường hợp bị nhiễm vi khuẩn này trong tự nhiên vì bệnh đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Từ các phương pháp và kết quả trên, các tác giả đã đi đến kết luận rằng, vắc xin có thể đại diện một mạch của một sáng kiến về y tế công cộng nhằm giảm thiểu tỷ lệ mới mắc melioidosis toàn cầu.
Sự chỉ định Burkholderia pseudomallei như là tác nhân chọn lựa loại B đã dẫn đến việc có thể xem xét tài trợ vốn nghiên cứu để phát triển một loại vắc-xin có tính chất bảo vệ. Vi khuẩn này cũng gây một bệnh xảy ra trong tự nhiên (melioidosis), một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước gồm Thái Lan và Australia. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khám phá xem liệu một vắc xin có thể được sử dụng để cung cấp sự bảo vệ khỏi mắc melioidosis. Một đánh giá kinh tế dựa trên việc sử dụng vắc xin này ở Thái Lan đã chỉ ra rằng một loại vắc xin có thể là một can thiệp đạt được chi phí - hiệu quả nếu được sử dụng trong các quần thể có nguy cơ cao như bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường và những người mắc bệnh thận hoặc bệnh phổi mãn tính. Một tìm kiếm y văn về các nghiên cứu vắc-xin trong các mô hình động vật đã xác định các dự tuyển vắc xin hiện nay, nhưng cũng lưu ý rằng các mô hình đã không minh chứng đối với các đường nhiễm vi khuẩn này một cách phổ biến trong melioidosis tự nhiên và các yếu tố nguy cơ chính đối với sự nhiễm khuẩn này, chủ yếu là bệnh đái tháo đường. Đánh giá này làm nổi bật các lãnh vực quan trọng đối với nghiên cứu trong tương lai nếu như các vắc xin nhằm phòng ngừa khủng bố sinh học sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mới mắc melioidosis toàn cầu.
Tài liệu tham khảo
(Peacock SJ, Limmathurotsakul D, Lubell Y, Koh GCKW, White LJ, et al. (2012) Melioidosis Vaccines: A Systematic Review and Appraisal of the Potential to Exploit Biodefense Vaccines for Public Health Purposes. PLoS Negl Trop Dis 6(1): e1488. doi:10.1371/journal.pntd.0001488)