Mục tiêu: Mặc dù các mẫu sinh thiết lớn hơn đã được đề nghị để nghiên cứu đánh giá xơ gan không xâm nhập, một vài nghiên cứu với các mẫu sinh thiết lớn hơn để phát hiện xơ gan để đánh giá phương pháp đo độ chun dãn gan thoáng qua (TE) đã từng được báo cáo. Nghiên cứu hiện nay sẽ cố gắng để đánh giá lại việc thực hiện TE để phát hiện xơ hóa nặng (≥ F3) với các mẫu sinh thiết lớn hơn ở bệnh nhân viêm gan B mãn tính còn bù.
Phương pháp: Phân tích 375 bệnh nhân viêm gan B mãn còn bù, đã trải qua sinh thiết gan, TE đáng tin cậy và các xét nghiệm máu thường qui.
Kết quả: Khu vực dưới đường cong đặc trưng (AUROC) bị ảnh hưởng bằng mẫu sinh thiết gan: 0,873 (95% CI 0,838 - 0,909) của toàn bộ bệnh nhân, 0,880 (0,844 - 0,917)độ dài ≥ 15mm, 0,897 (0,863 - 0,932) độ dài ≥ 20mm và 0,911 (0,874 - 0,949) độ dài ≥ 25mm. Ở những bệnh nhân với mẫu độ dài ≥ 20mm, điểm cắt để loại trừ và xác địnhxơ hóa nặng tương ứng 7,1 kPa và 12,7 kPa. Được phân tầng bằng ALT 2 x ULN, độ chun dãn thoáng qua phát hiện xơ hóa nặng với hiệu lực nhất gần 72,5% bệnh nhân được loại trừ do sinh thiết gan. Ở những bệnh nhân với bilirubin bình thường và ALT < 2 x ULN, diện tích khu vực là 0,921 (0,860 - 0,982), và điểm cắt để loại trừ và xác định chẩn đoán tương ứng là 7,4 kPa và 10,6 kPa; 80% bệnh nhân có thể được phân loại có hoặc không có AF. Ở những bệnh nhân với bilirubin bình thường và ALT ≥ 2 x ULN, các con số tương ứng là 0,885 (0,824 - 0,947), 7,5 kPa, 12,7 kPa và 79,2%.
Kết luận: Nghiên cứu mẫu không thỏa đáng sẽ đánh giá thấp hiệu quả của TE trong việcphát hiện xơ hóa nặng. Với điểm cắt được phân tầng ALT 2 x ULN, TE xác định gần 80% bệnh nhân bilirubin bình thường là AF hay không AF và loại trừ chúng khỏi sinh thiết gan.