Mục tiêu: Để nhận diện các yếu tố nguy cơ về Klebsiella pneumoniae tạo KPC (KPC-Kp) quần cư ở đường ruột trên bệnh nhân nhập viện đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường (ICU). Gần đây, sự nổi lên và lan rộng Enterobacteriaceae tạo KPC ở các cơ sở y tế đã trở thành một vấn đề quan trọng. Sự hiểu biết về phạm vi của sự lưu giữ ở đơn vị chăm sóc và điều trị tăng cường có thể là quan trọng cho việc can thiệp có mục tiêu.
Phương pháp: Một nghiên cứu quan sát tiến cứu về tất cả bệnh nhân (n = 405) đã được nhập viện một đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường được tiến hành suốt một thời kỳ 22 tháng. Các mẫu nghiệm được lấy từ trực tràng của mỗi bệnh nhân trong vòng 12 – 48 giờ nhập viện và được nuôi cấy trên môi trường chromogenic agar chọn lọc. Các chủng K. pneumoniae đã được xác định tính chất bằng phương pháp chuẩn. Kiểm định sự nhạy cảm kháng sinh (phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch), xác định nồng độ ức chế tối thiểu (Etest), sự nhận diện các chủng vi khuẩn tạo carbapenemase (Hodge test) và sự xác định tạo KPC (xét nghiệm đĩa có chứa boronic acid-imipenem) đã được thực hiện. Sự hiện diện của gene bla(KPC) gene đã được xác định bằng PCR. Dữ liệu dịch tễ học đã được thu thập từ cơ sở dữ liệu của đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường đã được điện toán hóa và bệnh án của bệnh nhân đã được xem lại.
Kết quả: Trong lúc nhập viện đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường, 52/405 (12,8%) bệnh nhân bị KPC-Kp quần cư mà được kết hợp với các yếu tố sau: nằm điều trị ở đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường trước đây (OR 12,5; 95% CI 1,8 – 86,8), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (OR 6,3; 95% CI 1,2 – 31,9), sự kéo dài thời gian nằm viện trước đây (OR 1,3; 95% CI 1,1 – 1,4), việc dùng carbapenems trước đây (OR 5,2; 95% CI 1,0 – 26,2) và các kháng sinh β-lactams/các kháng sinh ức chế β-lactamase trước đây (OR 6,7; 95% CI 1,4 – 32,9). Đối với bệnh nhân đã nhập viện trước đây tại các phòng ngoại vi (peripheral wards) các yếu tố nguy cơ sau đây đã được nhận diện: sự kéo dài của việc nằm viện trước khi chuyển đến đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường (OR 1,1; 95% CI 1,1 – 1,3), số bệnh cùng mắc (OR 1,9; 95% CI 1,1 – 3,5) và số lượng các kháng sinh đã được dùng (OR 2,1; 95% CI 1,3 – 3,3).
Kết luận: Tỷ lệ hiện mang KPC-Kp ở đường ruột là cao ở các bệnh nhân tại lúc nhập viện đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường nói lên tính chất quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và các chính sách dùng kháng sinh chặt chẽ trước lúc chuyển đến đơ vị chăm sóc – điều trị tăng cường.
Tài liệu tham khảo
Papadimitriou-Olivgeris M, Marangos M, Fligou F, Christofidou M, Bartzavali C, Anastassiou ED, Filos KS.(2012).Risk factors for KPC-producing Klebsiella pneumoniae enteric colonization upon ICU admission. Journal of Antimicrobial Chemotherapy Online (Aug 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam