Yoshihiro Kawaoka giải thích rằng nghiên cứu về sự lây lan của vi rút cúm gia cầm cần phải được tiếp tục liệu đại dịch cúm sẽ được ngăn chặn hay không.
Vi rút cúm gia cầm H5N1 có tính sinh bệnh cao lần đầu tiên đã chứng minh gây tử vong cho người vào năm 1997 tại Hồng Kông. Từ năm 2003, 578 trường hợp nhiễm vi rút này được xác nhận gây tử vong cho 340 trường hợp (go.nature.com/epb7ts). Bây giờ sự lan rộng ở nhiều nơi tại Đông Nam Á và Trung Đông, vi rút H5N1 đã giết chết hoặc dẫn đến việc tiêu huỷ hàng trăm triệu gia cầm.
Cho đến nay, vi rút H5N1 đã chưa từng được lây truyền từ người sang người. Một số chuyên gia đã lập luận rằng điều này là không thể. Tuy nhiên, người ta cho rằng hệ quả tiềm năng của một đại dịch toàn cầu, điều vô cùng quan trọng là để biết liệu những loại vi rút này bao giờ có thể trở thành lây nhiễm từ người qua người. Công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi (được Nature chấp nhận) và là một nghiên cứu độc lập (được Science chấp nhận) do Ron Fouchier đứng đầu thuộc Trung tâm Y Khoa Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan, gợi ý rằng vi rút H5N1 có khả năng lây lan giữa các loài động vật có vú. Vì những nguy cơ của nghiên cứu như thế và vấn đề công bố của nghiên cứu được cộng đồng tranh luận, tôi cho rằng chúng ta nên theo đuổi các nghiên cứu về sự lây truyền của virus cúm gia cầm độc lực cao với tính chất cấp bách.
Để xác định xem liệu virus H5N1 có thể lây truyền từ người sang người, đội của tôi tạo ra các vi rút kết hợp các gen H5 haemagglutinin (HA) với các gen còn lại từ một loại vi rút cúm H1N1 đại dịch cúm 2009. Vi rút cúm gia cầm H5N1 và vi rút đại dịch cúm người 2009 trao đổi gen sẵn có trong các cuộc thực nghiệm, và những vi rút từ một loại vi rút cúm người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên ở động vật có vú. Thật vậy, chúng tôi xác định một vi rút H5 HA/2009 đột biến lây lan giữa những con chồn sương bị nhiễm và những con chồn chưa bị nhiễm (được dùng như mô hình để nghiên cứu sự lây truyền của vi rút cúm ở động vật có vú) trong những lồng đặt riêng biệt thông qua các giọt nước bọt bay trong không khí. Vì vậy, các vi rút có một protein HA H5 có thể lây truyền giữa loài động vật có vú.
Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng không phải tất cả các vi rút có HA là H5 có thể lây truyền đều gây tử vong. Ở chồn sương, vi rút H5 HA/2009 đột biến của chúng tôi không sinh bệnh nhiều hơn so với vi rút đại dịch năm 2009 - nó đã không gây chết bất kỳ động vật bị gây nhiễm nào. Và, điều quan trọng, loại vắc-xin hiện nay và các hợp chất kháng vi rút có hiệu lực chống lại nó.
Các tiểu thể virus cúm gia cầm H5N1.
Fouchier và nhóm của ông cũng tạo ra một vi rút có HA là H5 có thể lây truyền – điều này có nghĩa rằng hai nghiên cứu độc lập đã minh chứng được khả năng lan truyền của vi rút có HA là H5 giữa những con chồn sương. Vi rút đột biến có HA là H5 của họ, được tạo ra trên nền tảng di truyền của một vi rút H5N1, đã làm chết những con chồn sương bị nhiễm.
Một số người đã lập luận rằng những rủi ro của các nghiên cứu này – chẳng hạn như sử dụng sai mục đích và rò rĩ do tai nạn - thì nguy hại sẽ vượt quá lợi ích. Tôi không tán thành rằng vi rút H5N1 lưu hành trong tự nhiên đã có sẵn rồi một mối đe dọa, bởi vì vi-rút cúm biến đổi liên tục và có thể gây đại dịch với những mất mát sinh mạng con người vô cùng to lớn. Trong thế kỷ vừa qua, "cúm Tây Ban Nha, đã bắt nguồn từ một vi rút có nguồn gốc gia cầm, đã giết chết từ 20 đến 50 triệu người. Vì sự đột biến H5N1 mà có được sự lây truyền bệnh ở động vật có vú có thể xuất hiện trong tự nhiên, tôi tin rằng sẽ là vô trách nhiệm nếu không nghiên cứu về các cơ chế cơ bản của những đột biến này.
Công trình mới này có ý nghĩa để chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Có một nhu cầu cấp bách để mở rộng sự phát triển, sản xuất và phân phối vắc-xin chống lại vi rút H5, và dự trữ các thuốc kháng vi-rút cúm. Cả hai nghiên cứu xác định các đột biến cụ thể trong HA mà có được sự lây truyền bệnh ở chồn sương với các vi rút có HA là H5. Một tiểu tập hợp của các đột biến này đã được phát hiện ở các vi rút H5N1 lưu hành tại một số nước. Do đó, bắt buộc rằng các vi rút này phải được giám sát chặt chẽ để những nỗ lực và các biện pháp đối phó nhằm loại trừ (chẳng hạn như lựa chọn chủng để sản xuất vắc-xin) có thể được tập trung vào chúng khi chúng đạt được lan truyền.
Do đó, tôi tin rằng những lợi ích của các nghiên cứu này – sự hiểu biết về các vi rút có HA là H5 gây ra rủi ro và khả năng để theo dõi chúng và phát triển các biện pháp đối phó - lớn hơn nhiều so với rủi ro. Chuẩn an toàn sinh học và bảo mật có thể được đáp ứng. Các thực nghiệm của chúng tôi được thực hiện trong một cơ sở chuẩn cao với một nhóm nhỏ các thành viên được đào tạo để hoạt động dưới các qui trình chặt chẽ để ngăn chặn việc rò rĩ các vi rút này một cách tình cờ.
Tuy nhiên, Hội đồng Tư vấn Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ về An toàn sinh học (NSABB) đã khuyến cáo rằng các chi tiết của cả hai nghiên cứu (gồm cả các chủng vi rút đột biến mà có được sự lây truyền bệnh giữa động vật có vú) nên được kiểm soát chặt chẽ, và chỉ đưa ra cho các cá nhân chọn lọc trên cơ sở ‘nhu cầu chỉ để biết đến’. Tôi bày tỏ lòng biết ơn vai trò tư vấn của NSABB, nhưng tôi không đồng tình với quyết định của Hội đồng.
Biện minh sơ khởi đối với khuyến cáo của NSABB là rằng việc công bố dữ liệu của chúng tôi "có thể cho phép những người tìm cách làm hại sẽ nhân rộng các thực nghiệm của chúng tôi" (go.nature.com/nywkdy). Nhưng việc viết các bài báo của chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng đó - đã có đủ thông tin sẵn có công bố công khai để cho phép ai đó tạo ra một vi rút có HA là H5 có thể lây truyền được.
Các cơ chế mà chính phủ Mỹ đề xuất để phát hành dữ liệu cũng sẽ khó mà sử dụng. Hàng ngàn ứng dụng để truy cập vào các nghiên cứu có thể được đệ trình, và kiểm tra lý lịch tiềm năng sẽ tạo ra một gánh nặng hành chính to lớn vô cùng. Chúng ta không thể đủ khả năng chi trả để mất thời gian nếu chúng ta muốn chống mối đe dọa của đại dịch đang nổi lên. Thậm chí nếu một tiến trình hiệu quả có thể được thiết lập, hẵn là khó khăn để tiếp tục tăng cường sự bảo mật trong cộng đồng khoa học.
Trái lại, việc phổ biến dữ liệu một cách rộng sẽ thu hút các nhà nghiên cứu từ các lãnh vực khác để đóng góp vào lĩnh vực này. Điều này rất là quan trọng, vì những ý tưởng mới là cần thiết để trả lời một số câu hỏi khẩn cấp nhất. Ví dụ, các đột biến cụ thể mà chúng tôi đã xác định gợi ý rằng sự lây truyền của cúm là phức tạp hơn như được dự kiến và liên quan đến không chỉ các đặc điểm gắn kết với các thụ thể của HA, mà còn là các đặc tính sinh học và vật lý khác.
Đã tính đến có nguy cơ tiềm ẩn trong việc soạn thảo về bản thảo của chúng tôi là sẽ làm cho khó khăn hơn cho các nhà khoa học hợp pháp để có được thông tin này trong khi không thể cung cấp một rào cản đối với những người có ý đồ sẽ làm hại. Để tìm những giải pháp tốt hơn với mối quan tâm sử dụng kép, cộng đồng quốc tế cần phải triệu tập để thảo luận làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ trong khi hỗ trợ cho khám phá khoa học. Các nhà nghiên cứu về bệnh cúm (gồm cả tôi) đã tán thành một lệnh cấm 60 ngày nghiên cứu sự lây truyền cúm gia cầm (go.nature.com/ttivj5) vì những tranh cãi hiện nay. Nhưng công trình nghiên cứu của chúng tôi vẫn là việc cấp bách - chúng tôi không thể từ bỏ nó.
(Tài liệu tham khảo
Yoshihiro Kawaoka. (2012). H5N1: Flu transmission work is urgent. Nature, Volume: 482,Page:155. Date published:(09 February 2012), DOI:doi:10.1038/nature10884. Published online 25 January 2012)