Các nồng độ glucose trong dịch não tủy được sử dụng để phân biệt viêm màng não mủ với viêm màng não do virus.[1,2] Trẻ em bị viêm màng não mủ thường có nồng độ glucose nước não tủy thấp vì sự tiêu thụ glucose của cả bạch cầu đa nhân lẫn tác nhân gây bệnh và sự vận chuyển glucose bị suy giảm. Nồng độ glucose dịch não tủy thường được giải thích trong mối liên quan đến nồng độ glucose huyết thanh, vì do glucose đi qua hàng rào máu - não.[3] Những bài giáo khoa tham chiếu chuẩn trích dẫn tỷ số bình thường của glucose dịch não tủy với glucose huyết thanh là 0,6:4, mặc dù tỷ số này chưa từng được nghiên cứu chặt chẽ.[5]
Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang của chúng tôi gồm những trẻ ≤ 18 tuổi những người trải qua chọc dò tủy sống cho các chỉ định lâm sàng ở khoa cấp cứu của một bệnh viện tuyến cuối giữa 01/1/1995 đến 15/9/2011. Hội đồng Y đức của Bệnh viện Nhi đồng Boston đã phê duyệt nghiên cứu, với sự bỏ qua các yêu cầu về đồng ý nghiên cứu của bệnh nhân.
Chúng tôi thu nhận hồ sơ các trẻ em trải qua chọc dò tủy sống có các nồng độ glucose của cả dịch não tủy và huyết thanh và được phòng thí nghiệm bệnh viện tiếp nhận trong vòng 60 phút của mỗi mẫu nghiệm. Trẻ em với các điều kiện mà có thể làm thay đổi tỷ số bình thường glucose của dịch não tủy và huyết thanh (ví dụ, viêm màng não mủ, viêm màng não vô trùng, shunt tâm thất, và bệnh tiểu đường) đã được loại trừ.
Biểu đồ phân tán dạng chấm đã điều chỉnh (dãy rộng, 0,8) được dùng để thăm dò các mối quan hệ giữa nồng độ glucose huyết thanh và dịch não tủy. Hồi quy tuyến tính (với R2 như là một số đo của thích hợp mô hình) sau đó đã được dùng để thăm dò thêm nữa mối quan hệ này trong tất cả các bệnh nhân và các phân tích tiểu nhóm.
Nhìn chung, nồng độ glucose dịch não tủy thu được từ 19.374 trẻ em, và nồng độ glucose huyết thanh đã thu được đồng thời ở 3.963 (20%) trẻ em. Trong số các bệnh nhân này, 158 trẻ đã được loại trừ, trong đó có 18 trẻ bị viêm màng não mủ, 44 trẻ bị viêm màng não vô trùng, 87 trẻ đã có một shunt tâm thất, và 9 trẻ bị bệnh tiểu đường. Trong số 3.805 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung vị là 2,2 tháng (khoảng tứ phân vị, 1,1 - 13,3). Nồng độ glucose dịch não tủy tăng với nồng độ glucose huyết thanh tăng (Hình 1)
Hình 1. Mối quan hệ giữa nồng độ glucose huyết thanh và glucose dịch não tủy ở trẻ ≤ 18 tuổi
Các tỷ số được tính toán trên biểu đồ chấm phân tán được điều chỉnh (dãy rộng, 0,8) đối với trẻ có nồng độ glucose huyết thanh ≤ 400 mg/dL
Mối quan hệ giữa nồng độ glucose huyết thanh và glucose dịch não tủy ở trẻ em ≤ 18 tuổi.). Mặc dù tỷ số giảm tối thiểu đối với trẻ em với một nồng độ glucose huyết thanh > 240 mg/dL, mối quan hệ này vẫn duy trì tuyến tính cao qua biên độ các giá trị glucose huyết thanh. Đối với mỗi sự gia tăng 1.0 mg/dL nồng độ glucose huyết thanh, nồng độ glucose dịch não tủy mức tăng gần 0,56 mg/dL (95% CI, 0,56 - 0,57; R2 = 0,94). Mối quan hệ giữa glucose dịch não tủy và glucose huyết thanh tương tự như trong tất cả các nhóm tuổi và trong các phân tiểu sau: bệnh nhân mà dữ liệu về nồng độ glucose huyết thanh đã được phòng thí nghiệm của chúng tôi tiếp nhận trước khi dữ liệu nồng độ glucose dịch não tủy đã được tiếp nhận, bệnh nhân không có một chọc dò tủy sống gây sang chấn, và trẻ em không có tăng bạch cầu trong dịch não tủy (xem Bảng 1 trong phụ lục bổ sung, có sẵn với các văn bản đầy đủ của bức thư này tại NEJM.org).
Chúng tôi đã quan sát một mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ glucose huyết thanh và dịch não tủy. Mối quan hệ này vẫn duy trì hằng định trong từng tiểu nhóm bệnh nhân. Cụ thể, nồng độ glucose dịch não tủy bình thường là khoảng 60% của nồng độ glucose huyết thanh. Sự hiểu biết về mối quan hệ này có thể giúp các bác sĩ trong việc giải thích nồng độ glucose dịch não tủy cho việc đánh giá viêm màng não mủ ở trẻ em.
(References
1. Spanos A, Harrell FE Jr, Durack DT. Differential diagnosis of acute meningitis: an analysis of the predictive value of initial observations. JAMA 1989;262:2700-2707 CrossRef | Web of Science | Medline
2. Bonsu BK, Harper MB. Differentiating acute bacterial meningitis from acute viral meningitis among children with cerebrospinal fluid pleocytosis: a multivariable regression model. Pediatr Infect Dis J 2004;23:511-517 CrossRef | Web of Science | Medline
3. Menkes JH. The causes for low spinal fluid sugar in bacterial meningitis: another look. Pediatrics 1969;44:1-3 Web of Science | Medline
4. McMillan JA, DeAngellis CD, Feigin RD, Warshaw JB, eds. Oski's pediatrics: principles and practice. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2006.
5. Marks V. True glucose content of lumbar and ventricular cerebrospinal fluid. J Clin Pathol 1960;13:82-84 CrossRef | Web of Science | Medline
________________________________________
Tài liệu tham khảo
Lise E. Nigrovic, Amir A. Kimia, Samir S. Shah, Mark I. Neuman.(2012). Relationship between Cerebrospinal Fluid Glucose and Serum Glucose. N Engl J Med 2012; 366:576-578February 9, 2012)