Vấn đề nghiên cứu& mục tiêu: Viêm kiên mạc hoại tử (necrotizing fasciitis: NF) là tình trạng lâm sàng hiếm gặp, nhưng là tiềm năng tử vong về mặt bệnh lý học. Mục tiêu của nghiên cứu này là để phát hiện các đặc điểm quần thể bệnh nhân mắc viêm kiên mạc hoại tử, vi khuẩn gây bệnh, và những khác biệt giữa những bệnh nhân sống sót và các bệnh nhân không sống sót.
Phương pháp: Trong nghiên cứu bệnh – chứng hồi cứu này, tất cả bệnh nhân mắc viêm kiên mạc hoại tử từ tháng 1/2005 đến 31 tháng 12/2010, được điều trị ở trung tâm chấn thương mức 1 của một viện nghiên cứu, đã được phát hiện, và các hồ sơ y bạ của bệnh nhân được xem lại.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong của 24 bệnh nhân được phát hiện là 20,8 %. Đa số trường hợp của nhiễm khuẩn (54,2 %) (13/24) là đơn nhiễm vi khuẩn. Liên cầu tan huyết nhóm A (25 %) và tụ cầu vàng kháng methicillin (20,8 %) là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Số trung bình của bệnh cùng mắc là 3,62 (SD = 3,58). Đái tháo đường, bệnh tim mạch, và ức chế miễn dịch là phổ biến nhất. Số trung bình của các cuộc phẩu thuật là 8,1 (SD = 4,7). Có 5 bệnh nhân (20,8 %) đã phát triển một tình trạng đông máu rải rác nội mạch (DIC); tất cả họ đều tử vong. Những người không sống sót đã hiện diện với sự suy thoái các yếu tố đông máu, đã phát triển một tình trạng đông máu rải rác nội mạch (p < 0,001) và đã tiếp nhận kháng sinh đơn trị liệu thường hơn (ampicillin/sulbactam) khi khởi đầu trị liệu theo kinh nghiệm (p < 0,001).
Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý rằng một sự chuyển dạng của phổ vi khuẩn hướng tới nhiễm đơn vi khuẩn với các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Việc phát hiện sớm bệnh nhân có nguy cơ cao và điều trị phẩu thuật xâm nhập với tối thiểu trị liệu kháng sinh giản đồ đôi có tính chất quan trọng xa hơn.
Tài liệu tham khảo
Tsitsilonis S, Druschel C, Wichlas F, Haas NP, Schwabe P, Bail HJ, Schaser KD. (2012). Necrotizing fasciitis: is the bacterial spectrum changing?. Langenbeck's Archives of Surgery (Jul 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam