Mục tiêu: Quản lý đau cho bệnh nhân ngoại trú sau chấn thương cấp là một phần quan trọng về chăm sóc – điều trị ở khoa cấp cứu (ED), nhưng có ít bằng chứng để hổ trợ cho việc thực hành tốt nhất. Sự thỏa mãn với chăm sóc – điều trị là một cách thức đánh giá hiệu quả của việc thực hành hiện thời. Nghiên cứu này mô tả kinh nghiệm đau của bệnh nhân ngoại trú đối với trẻ em bị gãy tay và để thăm dò các biến kết hợp với sự không hài lòng của cha mẹ với việc điều trị đau đối với 2 thuốc giảm đau sau khi chăm sóc – điều trị ở khoa cấp cứu.
Phương pháp: Như một phần đánh giá điều trị đau của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên sau gãy một cánh tay, cha mẹ và trẻ của họ hoàn thành nhật trình ghi điểm số đau hàng ngày, cản trở chức năng (chơi, học, ngủ, ăn), và các tác dụng không mong đợi trong 3 ngày sau khi xuất viện khỏi khoa cấp cứu. Cha mẹ và trẻ của họ cũng đã hoàn tất điền vào Công cụ về Chất lượng Toàn thể Quản lý Đau (Total Quality Pain Management Instrument) vào ngày thứ 3 để đánh giá kinh nghiệm đau. Sự thỏa mãn của cha mẹ đã được xác định với một cánh tay gãy đã báo cáo thấp nhất về sự thỏa mãn suốt thời kỳ nghiên cứu.
Kết quả: Toàn bộ có 244 trẻ đã hoàn thành ghi nhật trình đã được phân tích. Hơn 1/2 số trẻ đã báo cáo đau tại nhà mà hiện hữu “toàn bộ thời gian” hoặc “không nhiều”. Có 32% cha mẹ không được thỏa mãn với điều trị đau ở nhà cho con cái của họ. Việc không thỏa mãn của cha mẹ đã kết hợp chặt chẽ với việc giảm đau không thỏa đáng. Cũng đã kết hợp độc lập với buồn nôn, cản trở việc chơi và ngủ, và đã tăng liều thuốc.
Bàn luận: Trẻ em gãy tay trải qua kinh nghiệm đáng ghi nhớ đau trong tình huống bệnh nhân ngoại trú. Việc không hài lòng của cha mẹ với việc quản lý đau tại nhà đối với trẻ gợi ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để đánh giá các yếu tố mà tạo kết quả trong việc cải thiện sự hài lòng của cha mẹ lẫn con cái họ và cách hiệu quả nhất của việc tạo ra những thay đổi đó.
Tài liệu tham khảo
Gill M, Drendel AL, Weisman SJ. (2012). Parent Satisfaction With Acute Pediatric Pain Treatment at Home. Clinical Journal of Pain (Jun 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam