Mục tiêu: Phát biểu thỏa đáng về phạm vi mất khả năng ở bệnh nhân đau vùng cổ mãn tính là quan trọng trong một bối cảnh lâm sàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định lịch sử bệnh của bệnh nhân bị đau vùng cổ mãn tính và để phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ của sự mất khả năng.
Phương pháp: Các tác giả đã nghiên cứu 121 bệnh nhân bị đau vùng cổ mãn tính. Dữ liệu sau được thu thập từ những người tham gia: Bản câu hỏi Sức khỏe Người Hoa 12 (Chinese Health Questionnaire-12), Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburg, thang điểm đau giống như thang điểm về thị lực (the visual analog scale to pain), ngưỡng áp lực đau, Chỉ số Mất khả năng Vận động Cổ (the Neck Disability Index), và phân tích sự biến thiên nhịp tim. Phân tích cụm được thực hiện để phân chia bệnh nhân thành những nhóm riêng biệt phù hợp với sự hiện diện của họ. Tính tương quan Pearson để phân tích các yếu tố tương quan với sự mất khả năng (Chỉ số Mất khả năng Vận động Cổ). Mức ý nghĩa đạt được khi P < 0,05.
Kết quả: Phân tích cụm đã phát sinh ra 3 nhóm bệnh nhân với các hình thái khác biệt. Nhóm I có một hổn hợp giới tính tương tự với quần thể nguyên thủy, là trẻ hơn, và đã biểu thị toàn bộ những khiếm khuyết với mức thấp nhất. Nhóm II gồm phụ nữ tuổi trung niên đến cao tuổi (middle-to-older-aged women), và đã bị đau ở một mức cao hơn, nỗi lo âu về tâm lý, rối loạn giấc ngủ, và mất khả năng vận động (disability). Nhóm III gồm đàn ông tuổi trung niên đến cao tuổi (middle-to-older-aged men), đã biểu thị độ nặng triệu chứng vừa phải. Sự tương quan đã tiết lộ rằng các yếu tố đã kết hợp với một mức độ mất khả năng vận động là sự biến thiên nhịp tim thấp, cường độ đau cao, tuổi cao hơn, chất lượng giấc ngủ kém, và nỗi lo âu tâm lý cao.
Thảo luận: Các tác giả gợi ý rằng 3 nhóm bệnh nhân khác biệt có đau vùng cổ mãn tính biểu thị những hình thái đặc biệt. Thêm vào đó, sự biến thiên nhịp tim bị giảm đã được kết hợp với mất khả năng có tính chủ quan ở các bệnh nhân này. Người ta khuyên cần nghiên cứu thêm để thiết lập cơ chế bệnh học và các ứng dụng lâm sàng của các dữ liệu từ nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
Kang JH, Chen HS, Chen SC, Jaw FS.(2012). Disability in Patients With Chronic Neck Pain: Heart Rate Variability Analysis and Cluster Analysis. Clinical Journal of Pain (Jun 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt nam