Mục đích của đánh giá: Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một tác nhân gây viêm phổi bệnh viện thường gặp. Vì việc điều trị không thích hợp gây ra những hậu quả lâm sàng quan trọng, một đánh giá hiện tại của các thay đổi tiềm năng do tụ cầu vàng gây ra và với sự lựa chọn phương pháp điều trị mới thích hợp là cần thiết.
Những phát hiện gần đây: Vancomycin đã từng được xem là điều trị chọn lựa đối với viêm phổi do MRSA. Tuy nhiên, việc phát hiện nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tăng dần đối với kháng sinh này, việc thấm nhập của nó tới nhu mô phổi bị hạn chế, và các tác dụng ngoại ý của nó đáng kể đã đặt ra vấn đề về vị trí của nó. Linezolid đã được thị hiện có một dược động học và độ an toàn tốt hơn. Sự liên quan về ưu thế trên lâm sàng của linezolid không chắc chắn trước hình như đã được giải quyết với việc công bố của một thử nghiệm mới đây. Linezolid đã đạt được một tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và vi sinh vật cao hơn (tỷ lệ sau không có ý nghĩa thống kê), cùng với một tỷ lệ mới mắc thấp hơn của tất cả các tác dụng ngoại ý lên thận ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện, so với vancomycin. Tigecycline, teicoplanin và quinupristin/dalfopristin kém hơn với thuốc được so sánh trong các thử nghiệm lâm sàng tương ứng của chúng. Hiệu lực lâm sàng của telavancin tương tự như của vancomycin. Các tác dụng ngoại ý lên thận của telavancin phải được làm rõ. Các loại thuốc khác có hiệu quả chống lại MRSA, nhưng tác dụng của chúng nên được đánh giá trong viêm phổi bệnh viện.
Tóm lại, hiện nay việc lựa chọn điều trị thay thế đối với viêm phổi bệnh viện do tụ cầu vàng kháng methicillin hình như sẽ được giới hạn với vancomycin và linezolid. Tuy nhiên, những cạm bẫy vancomycin, cùng với sự vượt trội của linezolid trên lâm sàng một cách rõ ràng, hình như làm hạn chế sự chỉ định của nó. Telavancin có thể là một lựa chọn thay thế tốt ở bệnh nhân không mắc bệnh nền suy thận.
Tài liệu tham khảo
(Ramirez, Paula; Fernández-Barat, Laia; Torres, Antonio. (2012). New therapy options for MRSA with respiratory infection/pneumonia. Current Opinion in Infectious Diseases: April 2012 - Volume 25 - Issue 2 - p 159–165 doi: 10.1097/QCO.0b013e3283509cfa)