Trang chủ - Trang cá cược bóng đá uy tín nhất

Trang chủ / Tin tức / Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu ở thiếu niên (DUTY): một đề cương về một nghiên cứu chẩn đoán và quan sát tiến cứu để xuất phát và đảm bảo giá trị đối với một phác đồ lâm sàng để c

Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu ở thiếu niên (DUTY): một đề cương về một nghiên cứu chẩn đoán và quan sát tiến cứu để xuất phát và đảm bảo giá trị đối với một phác đồ lâm sàng để c

22/10/2012 12:30     3,488      5,178     

Vấn đề nghiên cứu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) ở trẻ em à phổ biến, và có thể gây ra bệnh nặng và các triệu chứng tái phát. Tuy nhiên, việc đạt được một mẫu nước tiểu từ trẻ thiếu niên ở đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu đang là vấn đề thách thức và không thể khả thi đối với một số lượng lớn. Bằng chứng liên quan đến giá trị dự đoán các triệu chứng, dấu hiệu và phân tích nước tiểu đối với nhiễm khuẩn tiết niệu ở thiếu niên là nhu cầu khẩn thiết để giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu phát hiện tốt hơn trẻ em phải được điều tra về nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bài báo này mô tả đề cương đối với Chẩn đoán Nhiễm khuẩn Đường tiết niệu trong nghiên cứu Thiếu niên (Diagnosis of Urinary Tract infection in Young children: DUTY). Mục tiêu của toàn bộ nghiên cứu là để dẫn chứng và đảm bảo giá trị của một phác đồ lâm sàng về chi phí – hiệu quả đối với việc chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em có mặt tại đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu mà tính chất cấp tính không được rõ.

Phương pháp: DUTY là một nghiên cứu đa trung tâm, chẩn đoán và quan sát tiến cứu nhằm mục tiêu tuyển mộ tối thiểu 7.000 trẻ em tuổi < 5 tuổi, được đánh giá ở đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với sự cấp tính bất kỳ, không do chấn thương, bệnh kéo dài 28 ngày [≤]. Thu thập các mẫu nước tiểu từ trẻ em ưng thuận đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, và các dữ liệu đã thu thập trên hồ sơ y lý và sự hiện diện của triệu chứng và dấu hiệu. Các mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra bằng que thử trong thực hành y khoa tổng quát và được gởi đến phòng xét nghiệm vi sinh để phân tích. Tất cả trẻ em có nước tiểu được nuôi cấy với kết quả dương tính và một mẫu ngẫu nhiên của trẻ em có kết quả cấy nước tiểu khác đi (in other), những loại không dương tính sẽ được theo dõi để ghi nhận sự kéo dài của triệu chứng và sử dụng nguồn chăm sóc sức khỏe ban đầu. Một phác đồ chẩn đoán sẽ được xây dựng và đảm bảo giá trị và một đánh giá kinh tế đã được điều hành. Kết cục sơ bộ sẽ là một phác đồ chẩn đoán được đảm bảo giá trị bằng cách dùng một tham khảo chuẩn về sự tăng trưởng thuần nhất/chủ yếu tối thiểu > 10, nhưng thường là  > 105 đơn vị khuẩn lạc (CFU)/mL của một tác nhân gây bệnh, nhưng không nhiều hơn hai tác nhân gây bệnh đường tiết niệu. Các tác giả sẽ dùng hồi qui đa biến đề nhận diện các yếu tố dự đoán lâm sàng (đó là. Dân số học, tiền sử bệnh, sự hiện diện các dấu hiệu và triệu chứng và những kết quả phân tích nước tiểu bằng que thử) đã kết hợp một cách mạnh mẽ nhất với một kết quả nuôi cấy nước tiểu (+). Rồi các tác giả sẽ dùng việc đánh giá kinh tế để so sánh hiệu lực – chi phí của các nguyên tắc dự báo về loại dự tuyển. 

Bàn luận: Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng, mới về hình thái chẩn đoán của trẻ em nhiễm khuẩn đường tiết niệu và hiệu quả - chi phí của một nguyên tắc dự báo đảm bảo được giá trị, để giúp cho các thầy thuốc lâm sàng chăm sóc sức khỏe ban đầu cải thiện hiệu lực của chiến lược chẩn đoán của chúng đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em nhỏ.
________________________________________
Tài liệu tham khảo
Downing H, Thomas-Jones E, Gal M, Waldron CA, Sterne J, Hollingworth W, Hood K, Delaney B, Little P, Howe R, Wootton M, Macgowan A, Butler CC, Hay AD.(2012). The diagnosis of urinary tract infections in young children (DUTY): protocol for a diagnostic and prospective observational study to derive and validate a clinical algorithm for the diagnosis of UTI in children presenting to primary care with an acute illness. BMC Infectious Diseases 12 (1), 158 (Jul 2012)
________________________________________
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam
 

Facebook a Comment