Trẻ con được các bà mẹ mang HBsAg (+) sinh ra, thất bại sau dùng miễn dịch thụ động tích cực vẫn còn xảy ra. Vai trò của nồng độ HBV DNA và các yếu tố nguy cơ trong bối cảnh này vẫn chưa được rõ.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hồi cứu về virus học và các yếu tố nguy cơ khác được kết hợp với thất bại miễn dịch dự phòng ở trẻ con do các bà mẹ mang HBsAg (+) sinh ra, giữa tháng 1/2007 - 3/2010, các tác giả đã xem xét lại bệnh cảnh lâm sàng và các xét nghiệm virus học của 869 cặp mẹ - con. Tất cả trẻ con tiếp nhận chủng ngừa thụ động tích cực đồng loạt theo lịch sau sinh.
Trẻ con thất bại (HBsAg (+) tại 7 – 12 tháng) được so sánh với trẻ con với HBsAg (-) khi được xét nghiệm trong suốt thời kỳ này. Trong số 869 trẻ con, 27 (3,1%) trẻ con thất bại dự phòng miễn dịch và 842 (96,6%) trẻ con khác vẫn duy trì HBsAg (-). Lúc mà nồng độ HBV DNA của mẹ trước sinh được phân tầng < 6, 6 – 6,99, 7 – 7,99 và ≥ 8 log 10 copies/mL, sự tương ứng các tỷ lệ thất bại dự phòng miễn dịch tương ứng là 0%, 3,2% (3/95), 6,7% (19/282) và 7,6% (5/66) (P < 0,001 đối với khuynh hướng). Toàn bộ trẻ thất bại do mẹ có HBeAg (+) sinh ra. Phân tích đa biến hồi qui logistic đã nhận diện nồng độ HBV DNA của mẹ (OR 1,88; 95% CI 1,07 – 3,30) và có thể phát hiện HBV DNA trong máu rốn (OR 39,67; 95% CI: 14,22 – 110,64) như là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với thất bại dự phòng miễn dịch. Tất cả trẻ con thất bại được sinh ra từ các bà mẹ HBeAg (+) với nồng độ HBV DNA ≥ 6 log10 copies/mL. Sự hiện diện HBV DNA trong máu cuống rốn dự đoán sự thất bại miễn dịch thụ động tích cực.
(Tài liệu tham khảo
Zou, H.; Chen, Y.; Duan, Z.; Zhang, H.; Pan, C. (2012). Virologic factors associated with failure to passive-active immunoprophylaxis in infants born to HBsAg-positive mothers. Journal of Viral Hepatitis, Volume 19, Number 2, 1 February 2012 , pp. e18-e25(8))