Chúng tôi tìm kiếm các cơ sở dữ liệu về các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, và đã tiến hành một phân tích hổn hợp (meta-analysis) về hiệu lực của can thiệp khí công (yoga) lên triệu chứng đau và đau liên quan đến mất chức năng vận động do đau.
Năm nghiên cứu ngẫu nhiên mù đơn đã được ghi nhận và phương pháp nghiên cứu có chất lượng cao hơn; 7 nghiên cứu đã được ngẫu nhiên hóa nhưng không làm mù và có chất lượng tương đối; và 4 nghiên cứu không ngẫu nhiên hóa có chất lượng thấp hơn. Trong 6 nghiên cứu, khí công được dùng để điều trị cho bệnh nhân mắc chứng đau lưng; trong 2 nghiên cứu để điều trị bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp; trong 2 nghiên cứu để điều trị bệnh nhân bị các chứng đau đầu hoặc đau nữa đầu (migraine); và 6 nghiên cứu tuyển vào các bệnh nhân bị mắc các chứng đau khác.
Tất cả nghiên cứu đã ghi nhận các hệ quả tích cực thích hợp với các can thiệp của khí công. Liên quan đến cơn đau, một phân tích hổn hợp tác dụng ngẫu nhiên đã ước lượng toàn bộ hiệu quả điều trị tại SMD = - 0,74 (CI: - 0,97, - 0,52, p < 0,0001), và một hiệu quả điều trị toàn bộ tại SMD = - 0,79 (CI: - 1,02, - 0,56, p < 0,0001) đối với mất chức năng vận động cơ thể do đau. Mặc dầu có một số hạn chế, có những gợi ý rằng là thậm chí những can thiệp trong một thời gian ngắn có thể đạt được hiệu lực. Tuy nhiên, các nghiên cứu thêm nữa với qui mô lớn cần được thực hiện để nhận diện loại bệnh nhân nào có thể có lợi cho các can thiệp trong tương lai.
Triển vọng:
Phân tích hổn hợp này gợi ý rằng khí công là một phương pháp hữu ích với những tầm hiệu quả vừa phải lên đau và mất chức năng vận động cơ thể do đau.
(Theo Arndt Büssing, Rainer Lüdtke, Andreas Michalsen. (2011). Effects of Yoga Interventions on Pain and Pain-Associated Disability: A Meta-Analysis. The Journal of Pain, published online 19 December 2011. )
Bs. Phan Quận