Suy gan cấp là một hội chứng lâm sàng có đặc điểm bằng bệnh lý não gan và một khuynh hướng chảy máu do bất thường chức năng gan nặng nề được gây nên bởi hiện tượng hoại tử gan nặng nề hoặc gần nặng nề. Viêm gan siêu vi là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất của suy gan cấp ở Nhật Bản.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đối với viêm gan tối cấp (fulminant hepatitis), gồm viêm gan do nhiễm virus, viêm gan tự miễn, và thương tổn gan do dị ứng thuốc, lần đầu đã được thiết lập năm 1981. Xem xét những sự khác biệt giữa ddingj nghĩa của viêm gan tối cấp ở Nhật và các định nghĩa suy gan tối cấp (acute liver failure) ở Hoa Kỳ và châu Âu, Nhóm Nghiên cứu Bệnh Gan – Mật Khó chữa (the Intractable Hepato-Biliary Disease Study Group) đã thiết lập tiêu chuẩn chẩn đoán về “suy gan cấp” ("acute liver failure") đối với Nhật Bản năm 2011, và đã thực hiện một cuộc điều tra bệnh nhân rộng rãi toàn quốc đã được gặp trong năm 2010 để làm rõ các hình thái dân số học và các bệnh cảnh lâm sàng và kết cục đầu ra của các bệnh nhân này. Theo cuộc điều tra, tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân tiếp nhận điều trị nội khoa đơn thuần là thấp, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý não gan, mặc dầu có sự hổ trợ của gan nhân tạo, gồm thay huyết tương và lọc máu (hemodiafiltration), được cung cấp cho hầu hết tất cả bệnh nhân ở Nhật Bản. Do đó, ghép gan là không thể tránh khỏi để cứu hầu hết bệnh nhân có bệnh lý não gan. Các chỉ định này đối với ghép gan cho đến mới đây đã được xác định theo hướng dẫn đã được Nhóm Nghiên cứu Suy gan Cấp công bố năm 1996. Tuy nhiên, gần đây Nhóm Nghiên cứu Bệnh Gan – Mật không thể chữa được đã thiết lập một hệ thống bảng điểm để dự đoán kết cục đầu ra của bệnh nhân suy gan cấp. Sơ đồ tiến triển về dự đoán kết cục đầu ra cũng đã được phát triển đã dựa lên các phân tích dữ liệu thăm dò. Các hướng dẫn mới này cần được đánh giá thêm nữa để xác định tính hữu ích củ chúng.
Tài liệu tham khảo
Sugawara K, Nakayama N, Mochida S.(2012). Acute liver failure in Japan: definition, classification, and prediction of the outcome. Journal of Gastroenterology (Jul 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam