Cơ sở. Melioidosis là một nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn toàn thân ở cộng đồng tại khu vực Đông Nam Á và miền bắc Australia, và viêm phổi là biểu hiện phổ biến nhất. Các biểu hiện lâm sàng từ nhiễm khuẩn toàn thân tối cấp cho đến nhiễm khuẩn mãn tính giống như bệnh lao. Viêm phổi có thể là hình thái lâm sàng nguyên phát, hoặc có thể phát triển viêm phổi thứ phát với bệnh ban đầu tại một ổ nhiễm khuẩn xa.
Phương pháp. Một cơ sở dữ liệu tiến cứu của tất cả bệnh nhân mắc melioidosis tại Bệnh viện Hoàng gia Darwin (Úc) từ năm 1989 đến năm 2010 đã được xem xét.
Kết quả. Trong số 624 bệnh nhân mắc melioidosis được xác định bằng nuôi cấy, 319 (51%) bệnh nhân biểu hiện viêm phổi như các chẩn đoán ban đầu. Các biểu hiện cấp/bán cấp cho phần lớn các trường hợp viêm phổi nguyên phát (91%); bệnh mãn tính ít gặp hơn (9%). Viêm phổi thứ phát gặp ở 20% bệnh nhân với các biểu hiện melioidosis nguyên phát khác và đặc biệt phổ biến ở những người có kết quả cấy máu dương tính. Các yếu tố nguy cơ đối với biểu hiện viêm phổi nguyên phát (được so sánh với các biểu hiện lâm sàng nguyên phát khác) là bệnh thấp tim hoặc suy tim xung huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hút thuốc, và bệnh tiểu đường, với P < 0,05 đối với các bệnh này trong một mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến. Bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi thường gặp hơn phát triển sốc nhiễm khuẩn (33% so với 10%; P < 0,001) và chết (20% so với 8%; P < 0,001) so với bệnh nhân với các biểu hiện nguyên phát khác. Bệnh xảy ra ở nhiều thùy phổi 28% bệnh nhân viêm phổi nguyên phát và có liên quan với tỷ lệ tử vong cao hơn (32%) so với bệnh nhân có bệnh đơn thùy (14%, P < 0,001).
Kết luận. Viêm phổi do Burkholderia pseudomallei thường là một căn bệnh tiến triển nhanh với tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là trong số những người bệnh viêm nhiều thùy phổi. Các yếu tố nguy cơ đã được xác định, và chẩn đoán và điều trị sớm phải được ưu tiên.
(Theo , , , and . (2011).
Clinical Features and Epidemiology of Melioidosis Pneumonia: Results From a 21-Year Study and Review of the Literature. . (2011) doi: 10.1093/cid/cir808)