Hồng Kông — Các quan chức chính quyền cho biết, nhân viên y tế tại đây đã bắt đầu giết hơn 17.000 con gà vào ngày thứ 4 (21/12/2011) sau khi một con gà chết do nhiễm cúm gia cầm đã được tìm thấy ở một chợ bán gia cầm. Đây là lần đầu tiên giết gia cầm với qui mô lớn trong vòng 3 năm qua.
Việc giết gia cầm là một trong một loạt các bước phòng ngừa đang được áp dụng sau khi đã tìm thấy một xác gà chết mang “virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao,” York Chow, một quan chức cao cấp về thực phẩm và sức khỏe của chính quyền Hồng Kông đã cho biết trong một bài báo cáo. Các quan chức Hồng Kông cũng đưa ra cảnh báo cúm gia cầm ở lãnh địa này đến mức “nghiêm trọng”, tăng cường sự giám sát về bệnh cúm tại các bệnh viện và đã đóng cửa chợ gia cầm tại nơi phát hiện xác gia cầm chết cho đến 12 tháng 1 năm 2012.
Các quan chức nhà nước ở Hồng kông vẫn đang xác định có phải xác gia cầm này là từ gai cầm được nhập khẩu hay đến từ một nguồn trong địa phương hay không.
Dr Chow đã cho biết, chính quyền sở tại cũng đã tạm thời ngừng việc mua bán và nhập khẩu gia cầm sống trong vòng 21 ngày.
Các biện pháp tiếp tục duy trì đêm lễ hội “đông chí” (dongzhi) hàng năm ở Hồng Kông được tổ chức vào ngày đông chí (winter solstice). Suốt ngày nghỉ lễ này, các chợ gia cầm và cá trở thành việc buôn bán chính của lãnh địa này khi các gia đình đã tập trung để sum họp.
Dr Chow đã nói “tôi hiểu rằng sẽ gây bất tiện cho công chúng, và việc buôn bán gia cầm cũng gặp phải những mất mát”, “tuy nhiên, để bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe công chúng, chúng tôi phải chấp nhận các biện pháp có tính quyết định và hiệu quả để phòng ngừa và kiểm soát sự lan rộng của virus này.”
Hồng Kông đã có kinh nghiệm vụ dịch cúm gia cầm lớn đầu tiên của thế giới ở người vào năm 1997, khi 6 người chết, và chính quyền đã kịp thời đáp ứng bằng cách giết tất cả gà, vịt và ngỗng trên toàn lãnh địa, toàn bộ là 1,4 triệu con. Vụ dịch đó liên quan đến gà và được xếp lớp do H5N1.
K.Y. Yuen, chủ nhiệm khoa vi sinh học của Đại Học Hồng Kông đã nói, virus H5N1 dễ dàng lây qua trong số loài chim và trở nên hoạt động hơn suốt những thời kỳ lạnh hơn trong năm. Chừng 10 - 20 chim hoang dã chết đã được tìm thấy có chứa H5N1 ở Hồng Kông mỗi năm. Mr. Yuen nói, một cách cụ thể là chúng cơ trú trên toàn bộ lãnh địa.
Cũng lưu ý những kinh nghiệm của Hồng Kông trước đây chiến đấu với vụ dịch H5N1 và SARS vào năm 2003 đã gây chết 299 công dân của lãnh địa, Mr Yuen nói lãnh đại có trong số các chuẩn giám sát chặt chẽ nhất tại các chợ gia cầm của mình. Bà cũng nói là tất cả các loài chim sống không được bán tại các chợ phải được đem giết
Bà nói “chúng ta phải hết sức cẩn trọng,” lưu ý rằng virus H5N1 gây một tỷ lệ tử vong cao cho người xấp xỉ 60%. “Nhưng không được hoang mang hốt hoảng.”
Đợt giết gia cầm lớn cuối cùng ở Hồng Kông xảy ra vào năm 2008. Trường hợp cúm gia cầm cuối cùng được ghi nhận ở người là vào tháng 11 năm ngoái, khi 1 phụ nữ 59 tuổi đã đi du lịch ở đại lục được nhập viện do mắc cúm H5N1 sau khi trở lại lãnh địa này.
Virus H5N1 đã từng lan tràn trong các quần thể gia cầm toàn bộ châu Á từ năm 2003, điều này đã dẫn đến việc giết mổ hàng chục triệu gia cầm.
Tổ chức Y tế Thế giới nói 573 người đã bị nhiễm H5N1 trên thế giới, và kết quả là 336 người chết.
(Theo Kevin Drew. The New York Times, December 27, 2011)