Tôi đọc một cách thích thú về trường hợp bệnh do Narayanan và cộng sự báo cáo [1] về hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch (IRIS) trong trường hợp nhiễm cryptococcus ở giai đoạn ngưng dùng steroid.
Người ta đã biết corticosteroid ức chế đáp ứng vật chủ thông qua ức chế đáp ứng viêm của vật chủ. Dùng corticosteroid để điều trị bệnh có trước ảnh hưởng đến nhiễm cryptococcus ở bệnh nhân không nhiễm HIV đã từng được chứng minh là phổ biến.[2,3,4,5] Chúng tôi cũng gặp một bệnh nhân tại cơ sở của chúng tôi, bệnh nhân này sau khi được điều trị với prednisone vì mắc hội chứng thận hư kéo dài trong 2 năm, đã phát triển viêm màng não do cryptococcus. Ngừng prednisone sau khi cô được chẩn đoán viêm màng não do loại nấm này. Sau 4 tuần dùng amphotericin B kết hợp với flucytosine, các triệu chứng của bệnh nhân (sốt, đau đầu, nôn mửa, mù) đã cải thiện đáng kể, áp lực dịch não tủy của bệnh nhân giảm từ 400 mmH2O xuống 180 mmH2O và hiệu giá kháng nguyên cryptococcus giảm từ 1:256 xuống 01:32 . Tuy nhiên, vào ngày điều trị thứ 40 tình trạng của bệnh nhân xấu đi nhanh chóng, biểu hiện đau đầu, nôn mửa, và hội chứng nhiễm trùng toàn thân, với các kết quả nuôi cấy máu vô trùng, bạch cầu dịch não tủy tăng, áp nội sọ tăng, và các kết quả nuôi cấy Cryptococcus neoformans dịch não tủy cũng âm tính. Tình trạng lâm sàng này không thể qui kế cho bất kỳ nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng nào khác. Chúng tôi nghi ngờ hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch, nhưng bệnh nhân được xuất viện vì sự từ chối tiếp tục điều trị của gia đình.
Hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch (IRIS) có đặc điểm là các bệnh nhiễm trùng cơ hội được điều trị trở nên nặng nề thêm một cách nghịch thường do sự phục hồi của hệ thống miễn dịch khi các yếu tố thúc đẩy ức chế miễn dịch hoặc ức chế hiện tượng viêm nhanh chóng bị giảm hoặc được loại bỏ. Bây giờ IRIS được thừa nhận rộng rãi trong các bệnh nhân nhiễm HIV, và một số tiêu chuẩn chẩn đoán cho một định nghĩa trường hợp đã được công bố.[6] Các thầy thuốc lâm sàng hầu như thường quan tâm đến bệnh nhân nhiễm HIV bắt đầu được điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc người tiếp nhận cơ quan cấy ghép được giảm liều điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
Người ta cũng gặp hội chứng phục hồi miễn dịch trong các vật chủ bị suy giảm miễn dịch khác, nhưng chưa có dữ liệu đầy đủ về hội chứng này ở bệnh nhân không nhiễm HIV.[1,7,8,9] Khái niệm hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở bệnh nhân HIV âm tính và chẩn đoán của nó trong bối cảnh bệnh nấm cơ hội vẫn chưa được mô tả đầy đủ. Trường hợp bệnh nhân được Narayanan và cộng sự [1] báo cáo và trường hợp bệnh nhân của chúng tôi, cả hai bệnh nhân đã trải qua một sự giảm nhanh hoặc ngừng steroid sau khi chẩn đoán nhiễm cryptococcus, và đã tiếp nhận một thuốc điều trị kháng nấm hiệu lực. Cả hai được sử dụng kháng sinh và giảm nhanh chóng hoặc ngừng các thuốc ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở người tiếp nhận ghép cơ quan đặc.[10] Tăng calci máu liên quan đến các phản ứng viêm dạng u hạt có thể đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán tình trạng này. Nhưng nếu không có một mô tả và tiêu chuẩn chẩn đoán được thiết lập cho các bệnh nhân không nhiễm HIV, thì hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch có thể được qui một cách khá dễ dàng như là do một sự thất bại điều trị hoặc do một sự tái phát vì chưa loại bỏ tác nhân gây bệnh, dẫn đến thay đổi điều trị không xác đáng hoặc điều trị không thích hợp. Chẩn đoán và quản lý hội chứng viêm do phục hồi miễn dịch ở bệnh nhân không nhiễm HIV đặt ra những thách thức lớn cho các bác sĩ lâm sàng, vì vậy cần có nhiều nghiên cứu lâm sàng sâu hơn để hỗ trợ cho một kết luận dứt khoát.
References
1.Narayanan S, Banerjee C, Holt PA. Cryptococcal immune reconstitution syndrome during steroid withdrawal treated withhydroxychloroquine. Int J Infect Dis. 2011;15:e70–e73
2.Baddley JW, Perfect JR, Oster RA, Larsen RA, Pankey GA, Henderson H, et al. Pulmonary cryptococcosis in patients without HIV infection: factors associated with disseminated disease. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2008;27:937–943
3.Kiertiburanakul S, Wirojtananugoon S, Pracharktam R, Sungkanuparph S. Cryptococcosis in human immunodeficiency virus-negative patients. Int J Infect Dis. 2006;10:72–78
4. Pappas PG, Perfect JR, Cloud GA, Larsen RA, Pankey GA, Lancaster DJ, et al. Cryptococcosis in human immunodeficiency virus-negative patients in the era of effective azole therapy. Clin Infect Dis. 2001;33:690–699
5.Zhu LP, Wu JQ, Xu B, Ou XT, Zhang QQ, Weng XH. Cryptococcal meningitis in non-HIV-infected patients in a Chinese tertiary care hospital, 1997-2007. Med Mycol. 2010;48:570–579
6.Muller M, Wandel S, Colebunders R, Attia S, Furrer H, Egger M. Immune reconstitution inflammatory syndrome in patients starting antiretroviral therapy for HIV infection: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis. 2010;10:251–261
7.Singh N, Lortholary O, Alexander BD, Gupta KL, John GT, Pursell K, et al. An immune reconstitution syndrome-like illness associated with Cryptococcus neoformans infection in organ transplant recipients. Clin Infect Dis. 2005;40:1756–1761
8.Cheng VC, Yuen KY, Wong SS, Woo PC, Ho PL, Lee R, et al. Immunorestitution diseases in patients not infected with HIV. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2001;20:402–406
9.Sun HY, Singh N. Immune reconstitution inflammatory syndrome in non-HIV immunocompromised patients. Curr Opin Infect Dis. 2009;22:394–402
10.Singh N, Dromer F, Perfect JR, Lortholary O. Cryptococcosis in solid organ transplant recipients: current state of the science. Clin Infect Dis. 2008;47:1321–1327
(Theo (2011). Cryptococcal immune reconstitution syndrome in HIV-negative patient.International Journal of Infectious Diseases , Page e884, December 2011.)