Bản tóm tắt trích từ nghiên cứu của các tác giả đang công tác tại Khoa Thần Kinh, thuộc Trung Tâm Mayo Clinic, Rochester, MN, USA.
Herpes simplex virus 2 (HSV-2) là một nguyên nhân hàng đầu của viêm màng não do virus và là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm lành tính được ghi nhận là phổ biến nhất, là tác nhân gây viêm màng não tái phát. Các tác giả báo cáo một nghiên cứu thuần tập quan sát, hồi cứu của các bệnh nhân viêm màng não do HSV-2, được xác định bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) trên các mẫu nước não tủy (CSF). Các tác giả đã tìm các từ "herpes simplex," "meningitis," hoặc "encephalitis" trong các hệ thống hồ sơ y lý của Trung Tâm Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota (1995-2008). Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu nếu họ được chẩn đoán viêm màng não và phát hiện HSV-2 trong nước não tủy bằng PCR. Có 28 bệnh nhân với 33 đợt đã được phát hiện (83 % phụ nữ; tuổi trung bình lúc viêm màng não 36 tuổi, biên độ 17-53; thời giant trung bình với việc phát hiện HSV2 từ khi khởi phát triệu chứng 3 ngày, biên độ 0-6; tiền sử mắc herpes sinh dục 23 %). Không có bệnh nhân nào được điều trị thuốc kháng virus đường uống vào thời điểm hiện diện viêm màng não. Những đợt viêm màng não thích hợp nhất gồm nhức đầu (100 %), sợ ánh sáng (47 %), sốt do bệnh nhân tự báo (45 %), dấu hiệu màng não (44 %), và buồn nôn và hoặc nôn (29 %). Nước não tủy lúc viêm màng não có thể lưu ý là tăng protein (trung bình 156 g/dL, biên độ 60-258) và bạch cầu (trung bình 504 cells/μL, biên độ 86-1,860) với glucose (trung bình 54 mg/dL, biên độ 32-80). Không bao giờ phát hiện được tế bào Mollaret. Chẩn đoán hình ảnh thần kinh thường được thực hiện (83 %), mặc dầu một số trường hợp cho thấy không đặc hiệu (14 %) hoặc các thay đổi về màng não (3 %). Không có mối quan hệ thích hợp với nhiễm herpes cơ quan sinh dục. Sự kéo dài thời gian điều trị với acyclovir đường tĩnh mạch biến thiên từ 3 tới 14 ngày đối với đợt viêm màng não đầu tiên (liều hàng ngày biến thiên từ 500 – 1.000 mg và liều tổng thể biến thiên từ 500 mg x 3 lần/ngày x 3 ngày đến 800 mg x 3 lần/ngày x 14 ngày). Đối với những đợt kế tiếp, sự kéo dài điều trị acyclovir tĩnh mạch biến thiên từ 1 ngày đến 14 ngày (liều tổng biến thiên từ 1.390 mg đối với 1 ngày đến 900 mg x 3 lần/ngày x 10 ngày). Liều valacyclovir biến thiên từ 500 mg x 1 lần/ngày đến 500 mg x 4 lần/ngày. Thời gian điều trị trung vị kéo dài của valacyclovir tiếp theo đợt đầu là 10 ngày (biến thiên từ 3 đến 14 ngày, n = 13). Thời giant rung vị kéo dài của điều trị với valacyclovir theo sau một đợt viêm màng não kế tiếp là 9 ngày (biên độ 7 ngày đối với đợt không xác định, n = 9). Không thấy báo cáo bệnh nhân nào bị co giật, khiếm khuyết thần kinh, hoặc tử vong trong thời gian theo dõi kéo dài (theo dõi trung bình 3,4 năm).Sự tái phát triệu chứng viêm màng não không phổ biến.
Tài liệu tham khảo
, , .(2013). Herpes simplex virus 2 meningitis: a retrospective cohort study. 2013 Mar 15. [Epub ahead of print]
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam