Vấn đề nghiên cứu: Tụ cầu vàng kháng methicillin trong cộng đồng (CA-MRSA) hiện nay là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập từ các bệnh nhiễm khuẩn da có mủ. Các kháng sinh thường không có lợi đối với các ổ áp xe ở da, và các hướng dẫn thực hành không có khuyến cáo để điều trị tụ cầu vàng kháng methicillin trong cộng đồng gây viêm mô dưới da, ngoại trừ viêm mô dưới da sinh mủ, một bệnh ít gặp. Mặc dầu điều này, kháng sinh nhắm điều trị CA-MRSA được kê đơn phổ biến và tăng lên trong các bệnh nhiễm khuẩn da, có lẽ do một phần thiếu bằng chứng thực nghiệm trong số bệnh nhân mắc viêm mô dưới da. Chúng tôi kiểm định giả thuyết rằng kháng sinh nhằm điều trị CA-MRSA là có lợi trong điều trị viêm mô dưới da.
Phương pháp. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm, hai mù, đối chứng - placebo, tuyển bệnh nhân suốt năm 2007 - 2011, với viêm tổ chức dưới da, không bị áp xe, các triệu chứng xảy ra < 1 tuần, và bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường, không bị suy giảm miễn dịch, không mắc bệnh lý mạch máu ngoại biên, hoặc phải vào viện
cephalexin. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân được ngẫu nhiên hóa để tiếp nhận trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc placebo. Chúng tôi cung cấp kháng sinh trong 14 ngày, và bệnh nhân tham gia được hướng dẫn để tiếp tục điều trị ≥ 1 tuần, rồi ngừng 3 ngày sau khi bệnh nhân tham gia cảm thấy bệnh nhiễm khuẩn được điều trị khỏi. Số đo kết cục chính của chúng tôi là sự khác biệt về nguy cơ đối với kết quả thành công của điều trị, đã được xác định vào thời điểm 2 tuần, với sự xác định qua điện thoại và hồ sơ bệnh án vào thời gian 1 tháng sau.
Kết quả: Chúng tôi đã tuyển được 153, và 146 bệnh nhân có dữ liệu đầu ra đối với phân tích theo kiểu ITT. Trung vị tuổi là 29, biên độ 3-74. Trong số bệnh nhân đã can thiệp điều trị, 62/73 (85%) đã khỏi hẳn, so với 60/73 bệnh nhân nhóm chứng (82%), một khác biệt nguy cơ là 2,7% (95% CI –9,3% đến 15%, p = 0,66). Không có cùng các biến số đã dự báo đáp ứng điều trị, gồm thụ cầu vàng kháng methicillin quần cư ở mũi và gây chảy mủ ở mũi trong tuyển vào nghiên cứu.
Kết luận: Trong số bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm mô dưới da không có áp xe, sự kết hợp trimethoprim-sulfamethoxazole với cephalexin đã không cải thiện được kết cục điều trị toàn bộ hoặc khi được chia ra nhóm nhỏ.
Tài liệu tham khảo
, , , , , , , and . (2013). Clinical Trial: Comparative effectiveness of cephalexin plus trimethoprim-sulfamethoxazole vs. cephalexin alone for treatment of uncomplicated cellulitis: A randomized controlled trial. Clin Infect Dis. (2013) doi: 10.1093/cid/cit122 First published online: March 1, 2013
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam