Nhờ những tiến bộ của sinh học phân tử và lâm sàng học, hiện nay việc áp dụng các kháng thể đơn dòng trong điều trị các loại bệnh khớp mang lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc dùng các chế phẩm kháng thể đơn dòng trong được trị có thể gây nhiễm trùng cơ hội, điều đáng kể là làm bùng phát bệnh lao tiềm tàng, do đó việc tầm soát lao trước khi dùng các chế phẩm này để điều trị bệnh khớp lại trở nên quan trọng. Sau đây là bản tóm tắt nghiên cứu do Kleinert S và nhiều cộng sự của ông ta ở Khoa Khớp học/Miễn dịch Lâm sàng, thuộc Bệnh viện Đại học Wuerzburg, ở Wuerzburg, Đức quốc, được trình bày cùng các bạn độc giả.
Mục tiêu: Để mô tả đặc điểm các chiến lược sàng lọc tối ưu về nhiễm bệnh lao tiềm tàng (LTBI) trước khi bắt đầu trị liệu với thuốc kháng TNF.
Phương pháp: Bệnh nhân tại 62 trung tâm khớp học tại Đức Quốc được đáng giá về nhiễm bệnh lao tiềm tàng. Mỗi bệnh nhân được sàng lọc với một xét nghiệm tuberculin da (TST) và một thể của thử nghiệm giải phóng interferon-γ (IGRA), hoặc TSPOT.TB (TSPOT) hoặc Quantiferon TB Gold (QFT).
Kết quả: Toàn bộ có 1.529 bệnh nhân mắc bệnh khớp đã được xét nghiệm với một TST, 844 bệnh nhân với TSPOT và 685 bệnh nhân với QFT. Xét nghiệm TST (+) 11,3% (n=173). Tỷ lệ hiện mắc nhiễm bệnh lao tiềm tàng là 8,0% khi được xác định như là một xét nghiệm TST (+) và trước đây không được chủng BCG và 7,9% khi được dựa lên một IGRA (+). Kết hợp cả hai ước lượng đã tăng lên tỷ lệ hiện mắc lao tiềm tàng đến 11,1%. Các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với lao tiềm tàng được tìm thấy ở 122 bệnh nhân (34 với một tiền sử mắc lao trước đây, 81 tiếp xúc gần gũi và 27 trường hợp có hình ảnh thương tổn gợi ý trên phim X quang). Một yếu tố nguy cơ hổn hợp (CRF) được xác định khi có sự hiện diện ít nhất là một trong ba yếu tố này. Phân tích thống kê được tiến hành để kiểm tra sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ hổn hợp (CRF) và các kết quả xét nghiệm của nhiễm bệnh lao tiềm tàng. Trong phân tích đa biến, TST bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ hổn hợp (OR 6,2; CI 4,08 – 9,44, p < 0,001) và tình trạng chủng ngừa BCG (OR 2,9; CI 2,00 – 4,35, p < 0,001). QFT và TSPOT chỉ bị ảnh bởi CRF mà thôi (QFT: OR 2,6; CI 1,15 – 5,98, p = 0,021; TSPOT: OR 8,7; CI 4,83 – 15,82, p < 0,001). Các OR và sự phù hợp với kết quả xét nghiệm TST và IGRA đã thay đổi bởi bệnh về khớp.
Kết luận: Kết quả của xét nghiệm về nhiễm bệnh lao tiềm tàng ở một cá nhân cần phải được xem xét trong bối cảnh tiêm BCG trước đây và các yếu tố nguy cơ lâm sàng. Trong các quần thể bệnh nhân với tỷ lệ mới mắc lao và chủng ngừa BCG thấp, việc dùng cả xét nghiệm TST và IGRA có thể tối ưu hóa độ nhạy trong việc phát hiện nhiễm bệnh lao tiềm tàng nhưng có thể cũng giảm độ đặc hiệu.
Tài liệu tham khảo
, , , , , , , , , , .(2012). Screening for latent tuberculosis infection: performance of tuberculin skin test and interferon-γ release assays under real-life conditions. 2012 Jul 6. [Epub ahead of print]
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam