Cơ sở: Hôn mê là một biểu hiện thường gặp ở người lớn mắc sốt rét nặng và là nguyên nhân gây tử vong quan trọng. Vai trò phù não trong bệnh sinh của sốt rét não và việc điều trị bằng truyền mannitol tĩnh mạch để điều trị phù não có thể mang lại lợi ích hay không là vấn đề chưa được xác định.
Phương pháp: Chụp ảnh điện toán (CT scan) não và chọc nước não tủy để đo áp lực dịch não tủy được thực hiện ở 126 trường hợp bệnh nhân người Ấn trưởng thành vào lúc nhập viện vì mắc sốt rét não. Bệnh nhân phù não được xác minh trên CT scan được phân chia ngẫu nhiên để tiếp nhận điều trị hổ trợ với truyền mannitol tĩnh mạch (1,5 g/kg rồi tiếp theo 0,5 g/kg trong mỗi 8 giờ/lần; n = 30) hoặc không được điều trị hổ trợ (n = 31).
Kết quả: Trên CT scan 80 (63%) của 126 bệnh nhân có phù não, có 36 (29%) phù não vừa hoặc nặng. Mức phù não không tương quan với độ hôn mê sâu hoặc tỷ lệ tử vong. Áp lực nước não tủy tăng lên (≥ 200 mmH2O) trong 43 (36%) của 120 bệnh nhân và tương quan với dữ liệu CT scan (p = 0,001, for trend). Tỷ lệ tử vong với điều trị mannitol là 9 (30%) của 30 so với 4 (13%) của 31 bệnh nhân không điều trị hổ trợ (chỉ số nguy cơ, 2,4 [95% CI 0,8 – 7,3]; p = 0,11). Trung vị của thời gian khỏi hôn mê là 90 giờ (biên độ, 22 – 380 giờ) với nhòm được dùng mannitol so với 32 giờ (biên độ, 5 – 168 giờ) đối với nhóm không điều trị hổ trợ (p = 0,02).
Kết luận: Phù não trên CT scan là một dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân sốt rét não người lớn nhưng không tương quan với độ sâu hôn mê hoặc sự sống sót của bệnh nhân. Điều trị mannitol như là một điều trị hổ trợ đối với phù não ở người lớn bị mắc sốt rét não kéo dài thời gian hôn mê và có thể có hại.
(Theo Clinical Infectious Diseases, Oxford University Press, 15 August 2011 Volume 53 Number 4.)