Trang chủ - Trang cá cược bóng đá uy tín nhất

Trang chủ / Tin tức / Thai phụ dùng thuốc kháng virus viêm gan b có được không?

Thai phụ dùng thuốc kháng virus viêm gan b có được không?

19/07/2012 16:24     23,238      42,307     

 virus viêm gan b

Một thai phụ mắc viêm gan B mãn tính được dùng thuốc kháng virus để giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho con lúc sinh đẻ, vậy việc dùng thuốc có an toàn cho mẹ và thai nhi hay không ? 

Trong trường hợp mẹ mắc viêm gan B mãn tính, sẽ có một nguy cơ cao lây truyền HBV từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, với một tiềm năng tiếp theo phát triển xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát. Trong hầu hết trường hợp, người ta có thể phòng ngừa vòng lẫn quẩn này một cách có hiệu quả bằng chủng ngừa thụ động cho trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm. Do đó, việc sàng lọc đối với một thai phụ đã bị nhiễm HBV để phân loại trẻ sơ sinh nhằm phòng bệnh sẽ đảm bảo tốt cho trẻ, đây là chuẩn thực hành dựa lên bằng chứng trong y tế.

 Từ năm 2004, tại Hoa Kỳ, người ta đã khuyến nghị về việc sàng lọc rộng rãi các thai phụ nhiễm HBV mãn tính vào lần khám thai đầu tiên và bắt đầu điều trị và theo dõi đứa trẻ sơ sinh của các thai phụ một cách thích hợp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đã cho thấy việc thực hiện khuyến nghị chính thức này chỉ đạt được một tỷ lệ thấp. Ngoài ra, mặc dầu việc phòng ngừa sự lây truyền HBV đạt hiệu quả cao, việc dự phòng miễn dịch thụ động – chủ động chuẩn với HBIG và vaccine viêm gan B có thể gặp một tỷ lệ thất bại khoảng 10%-15%. Do đó, các chiến lược thay thế hoặc hổ trợ cho việc chấp hành thực hiện khuyến nghị sàng lọc sẽ có lợi ích to lớn.

 Nguy cơ lây truyền HBV chu sinh cao nhất là những thai phụ có tải lượng virus trong máu cao, (có thể dựa vào HBeAg (+), thai phụ mang HBeAg (+) sẽ lây truyền cho con lên đến 80%), điều này có thể là một yếu tố cho tỷ lệ thất bại của các chiến lược dự phòng bằng miễn dịch hiện nay. Do đó, một chiến lược tiềm năng sẽ là cố gắng để giảm tải lượng virus suốt quá trình thai nghén, đó là việc dùng thuốc kháng virus.

 

 Các thuốc kháng virus có an toàn và hiệu lực ở thai phụ hay không ?

 Một hình mẫu thành công đã từng được hình thành – điều trị thuốc kháng virus đã được dùng trong quá trình thai nghén ở thai phụ nhiễm HIV đã đem lại kết quả là giảm sự lây truyền HIV.

 Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu rằng thai phụ mắc viêm gan B mãn tính nên được điều trị với thuốc kháng virus hay không. Ngoài ra, với mối quan tâm thường tình về hiệu lực và tính an toàn của thuốc đối với các cá nhân mắc bệnh, các hệ quả trên sự phát triển của thai nhi là một vấn đề chưa được giải quyết.

 Thuốc kháng HBV

 Người ta đã tiến hành một số nghiên cứu về tính hiệu lực và an toàn của các thuốc ức chế enzyme sao chép ngược,  nucleoside (lamivudine và telbivudine) để giảm sự lây truyền HBV mẹ - trẻ sơ sinh.

 Lamivudine.

 Có 3 nghiên cứu đã được công bố cho thấy những kết quả tương tự nhau. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, hai mù, thuốc – placebo đã đánh giá xem liệu rằng lamivudine được dùng suốt giai đoạn thai kỳ muộn có thể giảm sự lây truyền HBV chu sinh hay không ở các bà mẹ với tải lượng virus cao trong máu. Thai phụ (n = 150) được phân chia ngẫu nhiên 2 nhóm hoặc dùng lamivudine 100 mg hoặc dùng placebo ở tuần thai thứ 32 cho đến tuần thứ 4 sau sinh. Vào lúc sinh, trẻ sơ sinh được chủng ngừa vaccine HBV có kèm hoặc không HBIG và được theo dõi cho đến tuần thứ 52. Trẻ con trong nhóm dùng lamivudine có một tỷ lệ mới nhiễm HBsAg với xét nghiệm huyết thanh dương tính thấp hơn có ý nghĩa (18% so với 39%; P = 0,014) và có thể phát hiện tải lượng HBV DNA thấp hơn (20% so với 46%; P = 0,003) so với nhóm trẻ con dùng placebo. Không phát hiện các biến chứng nào liên quan đến điều trị lamivudine ở cả mẹ lẫn con.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã qui định lamivudine thuốc nhóm C đối với thai phụ. Nhiều nghiên cứu đã được lặp lại trên động vật đã cho thấy có một tác dụng ngoại ý lên thai nhi, nhưng các nghiên cứu đã chưa được tiến hành thỏa đáng và không có đối chứng tốt ở người. Ta có thể dùng thuốc khi đảm bảo lợi ích cho thai phụ cao hơn tiềm năng nguy cơ.

 Telbivudine (thuốc này chưa được dùng phổ biến ở nước ta).

 Các kết quả từ một thử nghiệm sơ bộ ngẫu nhiên, có đối chứng trong đó đã dùng telbivudine cho thai phụ mắc viêm gan B mãn tiến triển đã được công bố mới đây. Toàn bộ 53 thai phụ tiếp nhận 600 mg telbivudine/ngày, và 35 thai phụ đã từ chối thuốc điều trị đã đồng ý được dùng làm nhóm chứng. Tất cả trẻ con cũng nhận HBIG trong 24 giờ đầu sau khi ra đời và rồi được chủng ngừa với 3 liều vaccine chuẩn theo qui trình. Nhiều trong số trẻ con được sinh ra ở các bà mẹ không tiếp nhận thuốc điều trị có HBsAg (+) được so với những trẻ mà mẹ tự nguyện tiếp nhận thuốc điều trị (23% so với 4%; P < 0.001). Ngoài ra, 53% thai phụ tiếp nhận điều trị telbivudine đã đáp ứng virus hoàn toàn trước khi chuyển dạ sinh con, trong khi ở nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus (P < 0,001). Bốn tuần sau sinh, có 62% thai phụ được điều trị đã có một đáp ứng virus hoàn toàn, trong khi nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus hoàn toàn (P < 0,001). Nhiều thai phụ tiếp nhận điều trị thì ALT đã trở lại nồng độ ở mức bình thường so với ALT của các phụ nữ nhóm chứng (tương ứng 77% so với 29%; P < 0,001). Không thấy một thai phụ nào phải ngừng thuốc điều trị, telbivudine, vì các tác dụng ngoại ý và cũng không thấy bất kỳ dị tật bẩm sinh nào ở những đứa trẻ con họ sau khi ra đời.

Telbivudine đã được FDA qui định thuốc loại B dành cho thai phụ. Nhiều nghiên cứu lặp lại ở động vật không có biểu hiện một nguy cơ nào đối với thai nhi và chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và đối chứng tốt ở thai phụ; người ta chỉ khuyến nghị dùng trong thời kỳ thai nghén khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi.

Mọi cố gắng hiện nay là nhằm nâng cao hoặc đảm bảo sự tuân thủ các chiến lược sàng lọc và phòng ngừa bằng miễn dịch như được khuyến cáo đối với thai phụ nhiễm HBV phải được tiến hành liên tục một cách thường qui. Bên cạnh đó, người thầy thuốc có thể cân nhắc điều trị thuốc kháng virus trong một số tình huống chọn lọc, ngay như thai phụ nhiễm HBV có tải lượng virus cao trong máu. Tuy nhiên, một số vấn đề phải được rút ra theo hướng dẫn về các nghiên cứu lâm sàng tương lai trước khi đề xuất các khuyến nghị rộng rãi và các hướng dẫn dựa vào bằng chứng để điều trị thuốc kháng virus cho thai phụ nhiễm HBV mãn tính.

(Theo William F. Balistreri. Medscape Gastroenterology 18-4-2011)

Bs. Phan Quận

Từ khoá:
Facebook a Comment