Mục tiêu của tổng quan: Chúng tôi trình bày y văn hiện nay về quản lý điều trị áp xe quanh hạnh nhân hiện nay làm sáng tỏ lãnh vực còn đang được bàn luận.
Kiểu tham khảo tài liệu và chiến lược tìm kiếm: Xem lại y văn bằng dùng cơ sở dữ liệu Medline và Embase (từ ngữ tìm kiếm ‘áp xe quanh hạnh nhân’, ‘nhiễm khuẩn quanh hạnh nhân’ và ‘viêm họng’ (quinsy)) được giới hạn với các bài báo được công bố từ 1991 - 2011 (ngôn ngữ tiếng Anh).
Kết quả: 1. Điều tra: Siêu âm trong họng có một độ nhạy và độ đặc hiệu, tương ứng giữa 89%-95% và 79%-100% để chẩn đoán đúng áp xe quanh hạnh nhân và hiện nay ít được dùng. 2. Quản lý điều trị nội khoa: Steroids có thể là hiệu lực giúp khỏi bệnh, giảm thời gian nằm viện và cải thiện việc giảm các triệu chứng, tuy nhiên nghiên cứu thêm nữa là cần thiết, đặc biệt liên quan đến nguy cơ và chi phí hiệu quả. Penicillin và metronidazole là một phối hợp thuốc hiệu lực trong 98-99% trường hợp của áp xe quanh hạnh nhân. 3. Quản lý điều trị phẩu thuật: Nói chung không có bằng chứng thuyết phục phù hợp cho cả chọc hút hoặc rạch dẫn lưu mủ. Cắt hạnh nhân do viêm họng là một chủ để thay đổi rất lớn theo vùng địa lý, tuy nhiên là một thủ tục an toàn và nói chung giảm thời gian khỏi bệnh khi so sánh với khoảng thời gian cắt hạnh nhân. 4. Nhập viện: Áp xe quanh hạnh nhân có thể quản lý điều trị một cách hiệu quả cho bệnh nhân ngoại trú trong nhiều trường hợp. 5. Quản lý điều trị thêm nữa: Nói chung tỷ lệ tái phát của áp xe quanh hạnh nhân được xác định kém nhưng được ước lượng chừng 9 - 22% dựa lên bằng chứng hiện nay. Khoảng thời gian cắt hạnh nhân có thể được chỉ định ở các nhóm bệnh nhân được chọn lựa có nguy cơ cao của sự tái phát.
Kết luận: Áp xe quanh hạnh nhân là một tình trạng phổ biến với tỷ lệ mới mắc tăng lên. Chúng tôi biểu thị tiềm năng đối với những biến đổi dựa lên bằng chứng trong quản lý điều trị lâm sàng. Tuy nhiên, thiếu đi điều tra quốc gia có thể có ý nghĩa rằng bằng chứng này không được thăm dò thỏa đáng trong thực hành lâm sàng hiện nay. A national audit of peritonsillar abscess management, in particular looking at recurrence rates and patient experience with different management strategies, appears indicated.