Vấn đề nghiên cứu: Dị ứng vào thời tuổi thơ bị các yếu tố của mẹ ảnh hưởng và việc phơi nhiễm dị nguyên sớm trong đời sống, nhưng yếu tố mà xác định sự phát triển dị ứng và dung nạp chưa được biết đến. Do đó, chúng tôi đã so sánh các hệ quả của hai can thiệp sớm trong đời sống, đó là gây miễn dịch dị nguyên cho mẹ và phơi nhiễm dị nguyên ở trong mũi cho trẻ sau sinh, cũng như phối hợp cả hai cách điều trị lên các đáp ứng dị ứng ở thế hệ con cái.
Phương pháp: Chuột cái được gây miễn dịch với ovalbumin (OVA) hoặc lưu hành suốt thời kỳ thai nghén. Sau sinh, 1/2 số chuột con từ mỗi nhóm được phơi nhiễm trong mũi với liều thấp OVA hoặc lưu hành hàng tuần trong 5 tuần trước chủng ngừa vào phúc mạc với OVA.
Kết quả: Việc chủng ngừa cho mẹ đã giảm IgE và IgG1 đặc hiệu OVA, nhưng tăng đáp ứng cytokine IgG2a và TH2 ở thế hệ con cái sau khi chủng ngừa. Phơi nhiễm OVA trong mũi sau sinh đã giảm một cách tương tự cả IgE lẫn IgG1, nhưng cũng với số lượng tế bào lách và tiết cytokine. Sau khi cho tiếp xúc đường hô hấp của thế hệ con, IgE và hiện tượng viêm ở đường thở bị ức chế chỉ với phơi nhiễm trong mũi, nhưng không với chủng ngừa cho mẹ, tác dụng của nó cũng bị cắt đứt với tuổi. Sự biểu thị gene khác biệt trong lách của con cái đã hổ trợ rằng việc ức chế IgE bằng 2 can thiệp được gây ra bằng 2 cơ chế khác nhau. Mặc dầu điều này, sự dung nạp phát triển sau khi phơi nhiễm niêm mạc đã đạt được ở thế hệ con cái của các bà mẹ được gây miễn dịch.
Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý rằng việc phòng ngừa dị ứng là có thể nếu được bắt đầu sớm trong đời sống, và phơi nhiễm dị nguyên sớm ở niêm mạc có thể đóng vai trò bảo vệ độc lập của các đáp ứng miễn dịch mẹ.
Tài liệu tham khảo
Jitka S. Hansen, Unni C. Nygaard, Robert Lyle, Martinus Lovik.(2012). Early Life Interventions to Prevent Allergy in the Offspring: The Role of Maternal Immunization and Postnatal Mucosal Allergen Exposure. Int Arch Allergy Immunol 2012;158:261-275 (DOI: 10.1159/000332963)