Vấn đề nghiên cứu: Nguồn lực chăm sóc sức khỏe to lớn đã được chi cho việc quản lý viêm gan B mãn tính (CHB) và các biến chứng liên quan của bệnh. Vì vậy, một đánh giá đúng hiệu quả - chi phí của trị liệu bằng thuốc là vấn đề sống còn giúp cho việc ra quyết định.
Mục tiêu: Để nghiên cứu tác động kinh tế dài hạn và lâm sàng nếu lamivudine đã được thay thế bằng entecavir ở một nhóm bệnh nhân viêm gan B mãn tính.
Phương pháp: Một mô hình phân tích quyết định được xuất bản gần đây được điều chỉnh để nghiên cứu chi phí-hiệu quả trong 2 năm điều trị của entecavir trong một nghiên cứu đoàn hệ giả thuyết ở 1.000 bệnh nhân viêm gan B mãn tính với HBeAg âm tính từ một bệnh viện công cộng triển vọng. Xơ gan còn bù (CC) và xơ gan mất bù (DC) và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) đã được dự kiến đến 10 năm. Các chi phí chăm sóc y tế cụ thể ở Hồng Kông đã được sử dụng. Năm Sống có Chất lượng Điều chỉnh (QALYs) được tính toán bằng cách sử dụng các giá trị tiện ích đã lấy từ một nghiên cứu tại địa phương.
Kết quả: Trong phân tích trường hợp cơ sở, được so với lamivudine, việc sử dụng entecavir đã được dự kiến để giảm tỷ lệ mới mắc xơ gan còn bù, xơ gan mất bù và ung thư biểu mô gan tương ứng với 41,8%, 57,1% và 49,3%, dẫn đến tiết kiệm được 1,17 triệu USD trong chi phí y tế. Chi phí quản lý bệnh tổng thể cho entecavir là 67,7% cao hơn so với lamivudine trong 2 năm điều trị đã được giảm xuống còn 17,2% sau khi dự kiến thời gian điều trị 2 năm đến 10 năm. Các chi phí gia tăng cho mỗi QALY đã thu được đối với entecavir so với lamivudine là 13.759 USD.
Kết luận: Dựa trên ngưỡng chi phí-hiệu quả theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, entecavir được coi là chi phí-hiệu quả so với lamivudine trong điều trị viêm gan B mãn ở Hồng Kông khi những hậu quả lâu dài về y tế đã được xem xét.
Tài liệu tham khảo
KK Lee, PY Chow, DBC Wu, VWY Lee, H Li.(2011).An Economic Analysis between Entecavir and Lamivudine for the Treatment of Chronic Hepatitis B in Hong Kong. Journal of Gastroenterology and Hepatology, DOI: 10.1111/j.1440-1746.2011.07047.x
(BS. Phan Quận- Văn phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam)